Rốt cuộc AMD cũng hé lộ chi tiết bộ xử lý
Threadripper thế hệ mới tại Computex 2018 và điều này cũng thể hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ của hãng trong những năm gần đây. Đặc biệt chip mới của AMD cũng tạo một kỷ lục mới trong dòng vi xử lý máy tính cá nhân khi có đến 32 nhân và 64 luồng.
Theo đại diện AMD,
Threadripper 2 vẫn được sản xuất theo quy trình 12 nm nhưng tối ưu hơn về mặt kiến trúc. Chẳng hạn thời gian xử lý lệnh trong một chu kỳ (instructions per cycle) của chip giảm 3% so với trước. Độ trễ của RAM và bộ nhớ đệm, đặc biệt là L1 cache cũng cải thiện đáng kể từ 11% đến 34% so với chip thế hệ cũ. Điều này hứa hẹn hiệu suất chip mới sẽ cải thiện hơn so với Threadripper đầu tiên.
Về thiết kế, Threadripper 2 vẫn dựa trên nền tảng kiến trúc Zen với 4 đế
Zeppelin kết nối nhau dựa trên công nghệ Infinity Fabric. Mỗi đế Zeppelin có 8 nhân và tổng cộng chúng ta sẽ có một bộ xử lý trang bị đến 32 nhân. Đây cũng là cách mà AMD từng áp dụng với bộ xử lý
EPYC dành cho máy chủ và workstation hiệu năng cao.
Tuy nhiên do nền tảng X399 chỉ hỗ trợ 4 kênh bộ nhớ, tức chỉ bằng phân nửa so với EPYC. Vì vậy giới hạn thiết kế của Threadripper mới là 2 đế Zeppelin không thể truy cập trực tiếp đến bộ nhớ máy tính (RAM). Về mặt kỹ thuật thì điều này cũng gia tăng độ trễ cho cả nền tảng tổng thể. Và AMD cho biết sẽ giải quyết điều này bằng việc gia tăng kết nối nội tuyến giữa các đế Zeppelin, mở rộng bộ đệm các cấp cũng như phân tầng việc truy cập bộ nhớ.
Cũng tại Computex 2018,
Gigabyte và
MSI đã giới thiệu mẫu bo mạch chủ đầu tiên hỗ trợ Threadripper 2. Về cơ bản, các tính năng và công nghệ hỗ trợ của X399 refresh có nhiều nét tương đồng với bo mạch X399 hiện nay. Tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở mạch cấp nguồn bộ xử lý (VRM) được thiết kế lại cho phù hợp mức
TDP 250W của Threadripper 2, cao hơn đáng kể so với 180W của bộ xử lý mạnh nhất thuộc thế hệ cũ là 1950X.
Threadripper thế hệ mới tại Computex 2018 và điều này cũng thể hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ của hãng trong những năm gần đây. Đặc biệt chip mới của AMD cũng tạo một kỷ lục mới trong dòng vi xử lý máy tính cá nhân khi có đến 32 nhân và 64 luồng.
Theo đại diện AMD,
Threadripper 2 vẫn được sản xuất theo quy trình 12 nm nhưng tối ưu hơn về mặt kiến trúc. Chẳng hạn thời gian xử lý lệnh trong một chu kỳ (instructions per cycle) của chip giảm 3% so với trước. Độ trễ của RAM và bộ nhớ đệm, đặc biệt là L1 cache cũng cải thiện đáng kể từ 11% đến 34% so với chip thế hệ cũ. Điều này hứa hẹn hiệu suất chip mới sẽ cải thiện hơn so với Threadripper đầu tiên.
Về thiết kế, Threadripper 2 vẫn dựa trên nền tảng kiến trúc Zen với 4 đế
Zeppelin kết nối nhau dựa trên công nghệ Infinity Fabric. Mỗi đế Zeppelin có 8 nhân và tổng cộng chúng ta sẽ có một bộ xử lý trang bị đến 32 nhân. Đây cũng là cách mà AMD từng áp dụng với bộ xử lý
EPYC dành cho máy chủ và workstation hiệu năng cao.
Tuy nhiên do nền tảng X399 chỉ hỗ trợ 4 kênh bộ nhớ, tức chỉ bằng phân nửa so với EPYC. Vì vậy giới hạn thiết kế của Threadripper mới là 2 đế Zeppelin không thể truy cập trực tiếp đến bộ nhớ máy tính (RAM). Về mặt kỹ thuật thì điều này cũng gia tăng độ trễ cho cả nền tảng tổng thể. Và AMD cho biết sẽ giải quyết điều này bằng việc gia tăng kết nối nội tuyến giữa các đế Zeppelin, mở rộng bộ đệm các cấp cũng như phân tầng việc truy cập bộ nhớ.
Cũng tại Computex 2018,
Gigabyte và
MSI đã giới thiệu mẫu bo mạch chủ đầu tiên hỗ trợ Threadripper 2. Về cơ bản, các tính năng và công nghệ hỗ trợ của X399 refresh có nhiều nét tương đồng với bo mạch X399 hiện nay. Tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở mạch cấp nguồn bộ xử lý (VRM) được thiết kế lại cho phù hợp mức
TDP 250W của Threadripper 2, cao hơn đáng kể so với 180W của bộ xử lý mạnh nhất thuộc thế hệ cũ là 1950X.