Bằng sáng chế và tranh chấp bằng sáng chế luôn là câu chuyện muôn thưở của làng công nghệ. Nhưng hiện tại Nokia – và một loạt gã khổng lồ công nghệ khác – đang thực hiện các bước đi chiến lược để tránh những cuộc chiến pháp lý trong tương lai. Cụ thể, Nokia đã công bố công khai phí cấp phép liên quan đến công nghệ 5G của công ty.
Cứ mỗi chiếc smartphone 5G được bán ra, Nokia lại thu về 3 euro - Ảnh 1.

Tháng 6 năm này đã chứng kiến sự ra đời của tiêu chuẩn 5G quốc tế – nó giúp vạch ra cho mọi người thấy được mạng 5G thực sự là như thế nào và phần cứng liên quan đến việc vận hành công nghệ này. 5G đã thu hút chuyên môn và nghiên cứu từ một số công ty không dây, bao gồm Qualcomm, Huawei, Ericsson, Samsung và Nokia. Để đổi lấy sự tham gia của họ trong việc tạo ra tiêu chuẩn, mỗi công ty được phép cấp phép phần đóng góp của mình cho các nhà sản xuất thiết bị. Về cơ bản thì điều này có nghĩa là những công ty như Apple hay Google phải trả một khoảng phí nhỏ cho quyền sử dụng các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mà họ muốn đưa vào smamrtphone của mình.Lệ phí cấp phép của Nokia ở mức cố định là 3 EUR (khoảng 3,48 USD) cho mỗi thiết bị, trong khi mức phí của Ericsson dao động từ 2,5 USD đến 5 USD (tùy thuộc vào giá trị của sản phẩm). Trong khi đó, Qualcomm có kế hoạch cấp phép bằng 5G của mình với mức phí bằng 2,275% giá bán của một chiếc thiết bị cầm tay 5G hoặc 3,25% giá của một thiết bị 5G đa phương tiện. Rõ ràng cách tính của Qualcomm làm cho chi phí cấp phép của họ cao hơn so với các công ty khác. Tuy nhiên, Qualcomm cũng cho thấy thiện chí của mình đối với ngành công nghiệp (và có thể là nhành ô liu đối với Apple) khi họ giảm giá giới hạn thiết bị từ 500 USD xuống còn 400 USD, giảm chi phí cho mỗi chiếc smartphone từ 16,25 USD xuống còn 13 USD. Ngoài ra, tùy vào số lượng thiết bị phát hành mà các nhà sản xuất có thể thương lượng với Qualcomm để được mức phí sử dụng bằng sáng chế ưu đãi hơn.Các khoản phí của Nokia, Ericsson và Qualcomm sẽ khiến cho chi phí bản quyền cho mỗi thiết bị 5G cao hơn 21 USD. Lưu ý rằng vẫn còn một công ty sở hữu công nghệ 5G nhưng chưa công bố mức phí cấp phép bằng sáng chế là Huawei. Dù vậy, Eric Xu, chủ tịch của Huawei cho biết công ty sẽ tuân thủ nguyên tắc FRAND (công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử) và giảm phí cấp phép càng nhiều càng tốt. Ông cũng nói rằng: “những công ty sở hữu bằng sáng chế 5G phải đảm bảo mức cấp phép thấp hơn và minh bạch hơn so với 4G”.Minh bạch chắc chắn là một yếu tố quan trọng ở đây. Việc trả trước các chi phí liên quan sẽ mang lại cho ngành công nghiệp sự “hòa bình”, tránh được các cuộc chiến pháp lý kéo dài giữa các ông lớn công nghệ liên quan đến bằng sáng chế. Và trong trường hợp của Nokia, bằng cách giữ mức phí thấp, họ không chỉ thu được nhiều tiền từ làng sóng các sản phẩm 5G mà còn chủ động tránh các cuộc chiến tốn kém trong tương lai, điển hình như trường hợp của Qualcomm và Apple hiện nay.Tham khảo: Engadget