Lý do là vì cáo buộc cố tình quảng cáo sai về tính hiệu quả của công nghệ xét nghiệm máu của công ty.
Cả hai đã xuất hiện trước tòa án quận ở San Jose hôm thứ Sáu (16/6), chỉ vài giờ sau khi Holmes từ chức CEO của công ty, bị cáo buộc hai tội âm mưu lừa đảo và chín tội lừa đảo. Cả hai đã được bảo lãnh 500.000 USD và bị yêu cầu nộp lại hộ chiếu.
Theranos được thành lập năm 2003 với mục tiêu cách mạng hóa xét nghiệm máu. công ty đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông và đã thu hút hơn 700 triệu USD từ các nhà đầu tư về lời hứa hẹn về một cỗ máy có thể thực hiện hàng trăm xét nghiệm chỉ với một vài giọt máu. 
Các thử nghiệm được triển khai tại các cửa hàng Walgreens ở California và Arizona đã làm giá trị của công ty đã tăng lên 9 tỷ USD. Bản thân Elizabeth Holmes khi đó được xem như một hiện tượng trong giới doanh nhân công nghệ và được kỳ vọng sẽ trở thành tỉ phú tự thân trẻ tuổi có tầm ảnh hưởng như Steve Jobs.
Tuy nhiên, một loạt các bài báo trên tờ Wall Street Journal năm 2015 đã tiết lộ rằng hầu hết các bài kiểm tra mà Theranos tuyên bố sẽ làm với các máy Edison của mình đang được thực hiện bởi các máy truyền thống được mua từ các công ty khác. Khi các thiết bị độc quyền của công ty được sử dụng để thử nghiệm, kết quả được tìm thấy là kém tin cậy và chính xác hơn so với các thiết bị được sản xuất bởi các máy truyền thống. Sau khi xem xét kỹ lưỡng từ các nhà quản lý sức khỏe, Theranos rút lại hai năm kiểm tra máu và đồng ý bồi hoàn 76.000 người Arizon đã sử dụng dịch vụ của mình.
Cáo trạng nêu rõ: “Trên thực tế, cả nhà sáng lập Holmes và CEO Balwani biết rằng Theranos có và sẽ chỉ tạo ra doanh thu khiêm tốn, khoảng vài trăm nghìn đô la hoặc hơn trong năm 2014 và 2015” và cáo buộc rằng cả hai đữa lừa đảo bác sĩ và bệnh nhân bằng cách đưa ra tuyên bố sai về hiệu quả của các xét nghiệm máu của Theranos, bao gồm cả canxi, kali, HIV và tiểu đường.
Hiện tại, Theranos đã phải cắt giảm hầu hết nhân viên và đang trên vờ vực phá sản.