Palit
GTX 1070 Ti 8 GB
Jetstream này, mình ngay lập tức hỏi rằng sản phẩm này có gì hay để
đánh giá khi GTX 1070 Ti đã ra gần nửa năm. “Tại hãng Palit này không làm giá”, bạn ấy nhẹ nhàng chat. Okie, fine, lý dó thật chính đáng để dành cho nó một bài đánh giá.
Thông số kỹ thuật:
- Bộ xử lý đồ hoạ: Nvidia GeForce GTX 1070 Ti
- Số nhân CUDA: 2432
- Xung nhịp nhân: 1607 MHz/Boost 1683 MHz
- Bộ nhớ: 8 GB GDRR5 256 bit
- Xung nhịp bộ nhớ: 8000 Mhz
- Cổng cấp nguồn phụ: 6+8 pin
- Cổng kết nối: 1 x DVI, 1 x HDMI 2.0, 3 x DisplayPort
- Điện năng tiêu thụ: 180 W
- Công suất nguồn đề xuất: từ 500 W
- Giá tham khảo tại Việt Nam: 14.690.000 đồng
- Bảo hành: 3 năm
Để cảm thấy tính năng “hấp dẫn nhất” của Palit GTX 1070 Ti Jetstream (mình sẽ gọi tắt là 1070 Ti Jetstream), chúng ta hãy nhìn lại một chút về thị trường card đồ hoạ chơi
game hiện nay. Mặc dù có hơi hạ nhiệt một chút, cơn bão tiền ảo đã khiến các nông dân đổ xô nhau đi mua card về làm trâu cày. Điều này khiến cho các bạn game thủ yêu thích chiến thuật đợi chờ là hạnh phúc méo mặt vì giá card theo thời gian chẳng giảm mà còn tăng. So với thời điểm mới ra mắt, card GTX 1070 Ti của các thương hiệu lớn giờ đã tăng từ 1 – 2 triệu đồng. Nếu bạn nằm trong số này thì thôi cứ nhìn qua những bạn chờ giá RAM giảm mà an ủi, khi mà giá bộ nhớ một năm vừa qua đã tăng đến 70%.
Quay trở lại với 1070 Ti Jetstream, đây là một trong số những sản phẩm đánh dấu sự trở lại của thương hiệu Palit tại Việt Nam. Và có lẽ là để làm quà ra mắt, card Palit có mức giá khá tốt chứ không bị đội lên như những thương hiệu khác. Phiên bản Jetstream của Palit tương đương với AORUS của GIGABYTE và STRIX của ASUS, nhưng ở mức giá 14,7 triệu này thì bạn chỉ có thể lên được GTX 1070 nếu chọn 2 thương hiệu kia mà thôi. Dĩ nhiên giá tốt là một chuyện, chất lượng cũng phải tốt hoặc ít ra là tương xứng thì mới đáng mua.
Về thiết kế thì cá nhân mình đánh giá 1070 Ti Jetstream ở mức khá, mặt nạ không quá cầu kỳ nhưng phối ghép tinh tế giữa những chi tiết nhám và gương đem lại cảm giác khá sang và thanh thoát đúng với cái tên “Jetstream” (tiếng Việt là gió xoáy).
Hệ thống tản nhiệt của 1070 Ti Jetstream đi theo phong cách xôi thịt với khối lá tản nhiệt nhôm to và nhiều, cùng 3 ống đồng ngoại cỡ chạy xuyên suốt. Độ hoàn thiện ở mức khá, không tinh xảo kiểu như của ASUS, GIGABYTE hay MSI nhưng có thể xem là tốt trong tầm giá.
Palit vẫn giữ xung nhịp mặc định của GTX 1070 Ti là 1607 Mhz/1683 MHz, tuy nhiên với thiết lập cổng cấp nguồn phụ 6+8 pin (mặc định chỉ 1 cổng 8 pin) thì bạn hoàn toàn có thể ép xung lên cao hơn mà không lo ngại về việc thiếu điện. Dĩ nhiên đây là lý thuyết, khả năng ép xung còn phụ thuộc vào độ xịn của con chip bên trong mà cái này thì ai chơi ép xung cũng biết là tuỳ vào độ may mắn hơn. Dòng càng cao thì tỉ lệ bạn trúng được con chip xịn có khả năng ép xung tốt sẽ cao hơn.
Hiệu năng không có gì bất ngờ
Tương đương các sản phẩm cùng phân khúc
Với cấu hình thử nghiệm CPU Core i7-7700K, main ASUS Z270 Maximus Formula, 32 GB Corsair Vengence RGB DDR4-3200, 120 GB Intel 600 SSD và PSU FSP Raider 650; mình có điểm benchmark như sau:
3DMark Time Spy
Final Fantasy XV
Deus Ex: Mankind Divide
Rise of The Tomb Raider
Mordor: Shadow of War
Dựa trên kết quả benchmark trên, GTX 1070 Ti Jetstream ở chế độ mặc định có hiệu năng tương đương với bản stock của Nvidia. Với mức hiệu năng này bạn hoàn toàn có thể chiến thoải mái các trò chơi bom tấn hiện nay với thiết lập hình ảnh cao nhất ở độ phân giải FullHD. 4K thì hơi căng một chút, với những trò nhẹ nhàng kiểu MOBA thì vẫn okie nhưng khủng hơn kiểu Final Fantasy XV thì chịu. Bạn có thể ép xung để có được mức hiệu năng cao hơn, nhưng ép cao đến mức nào là phụ thuộc vào kỹ năng và độ ngon của con chip.
Nói chung về hiệu năng thì 1070 Ti Jetstream thể hiện đúng phân khúc của mình, nhưng điều khiến mình bất ngờ chính là nhiệt độ hoạt động của nó.
Hình bên trên là tình trạng của card khi hoạt động được lấy bởi phần mềm Afterburner. Thông số của dòng GPU lần lượt là nhiệt độ (67 độ), mức tải (99%), xung nhịp (1848 MHz), hạn mức điện năng sử dụng (91%), mức độ quạt (45%) và tốc độ quạt (1128 RPM). Ở nhiệt độ phòng 24 độ, hệ thống tản của Jetstream hoạt động rất hiệu quả khi giữ nhiệt độ chỉ vào khoảng 65-67 độ. Vâng, phong cách xôi thịt nhìn có vẻ không công nghệ cao như thực tế thì vô cùng hiệu quả.
Lời kết
Nếu với những ông lớn, Palit không có nhiều công nghệ ấn tượng nhưng trên thực tế thì sự thực dụng của họ vẫn đem lại cái mà các game thủ mong muốn nhất: hiệu năng để chiến tốt các tựa game mà mình yêu thích. Mức giá 14,7 triệu đồng về cơ bản là rất tốt so với chất lượng mà GTX 1070 Ti Jetstream mang lại. Đặc biệt là trong thời buổi các nông dân đào tiền ảo tung hoành như hiện nay, một chiếc
card màn hình không bị làm giá là một chiếc card rất đáng quan tâm.
Tóm tắt ưu nhược điểm của Palit GTX 1070 Ti Jetstream
Ưu điểm
- Giá tốt
- Hiệu năng tương xứng trong phân khúc
- Hoạt động mát mẻ
- Cổng cấp nguồn phụ 8+6 pin hỗ trợ tốt ép xung
Nhược điểm
- Không có nhiều công nghệ hỗ trợ