Buổi hội thảo có chủ đề “Thực hiện chiến lược an ninh mạng hiệu quả tại các doanh nghiệp Việt Nam – Đừng để bất kỳ điều gì làm quý vị chậm lại” do Trend Micro tổ chức nhằm cảnh báo các doanh nghiệp Việt trước những cuộc tấn công có chủ đích, đồng thời mang đến nhiều giải pháp, công cụ phòng thủ hữu hiệu.
Những cuộc tấn công mạng giờ đây đã trở thành mối đe dọa lớn đối với mọi công ty trên toàn thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Nó không chỉ gây tổn thất về mặt tài chính mà còn làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh, phát triển, mở rộng mạng lưới, cũng như hạ thấp độ tin cậy của công ty, dịch vụ đối với khách hàng.
Theo ghi nhận, ngày càng có nhiều cuộc tấn công có chủ đích, đã và đang phát triển về số lượng, tốc độ và đa chủng loại. Chúng bắt đầu bằng những thứ có vẻ vô hại như một e-mail đơn giản, nhưng thực chất đó là một hình thức lừa đảo để lấy các thông tin cá nhân của người dùng, hay còn có tên gọi thuật ngữ là Business Email Compromise (BEC).
Trước đây, lừa đảo qua thư điện tử đối với doanh nghiệp chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân nhưng hiện giờ đã bùng nổ trên 200 quốc gia khác nhau và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó
Kiểu tấn công lừa đảo này được thiết kế để cung cấp cho kẻ chủ mưu một đường đi nội bộ gần như vĩnh viễn để đánh cắp và làm mất hết cơ sở dữ liệu thông tin của nạn nhân.
“Hiện chưa có thông tin chính thức nào được công bố về các vụ tấn công BEC tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước đây tấn công BEC chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân nhưng giờ đây đã bùng nổ ở trên 200 quốc gia khác nhau và thường nhắm vào những người đứng đầu doanh nghiệp. Rõ ràng đây là một rủi ro rất lớn và Việt Nam đang trong quá trình hội nhập thì cũng nằm trong xu hướng bị ảnh hưởng”, bà Myla Pilao, Giám đốc Trend Labs của Trend Micro chia sẻ tại cuộc họp báo diễn ra chiều 30/7 với chủ đề: “Thực hiện chiến lược an ninh mạng hiệu quả tại các doanh nghiệp Việt Nam – Đừng để bất kỳ điều gì làm quý vị chậm lại”.
“Khi các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa có được sự chuyển đổi kỹ thuật số một cách nhanh chóng, chúng tôi không ngạc nhiên khi thấy họ nhanh chóng trở thành mục tiêu chính cho các đối tượng xấu.”
Bà Myla Pilao, Giám đốc Trend Labs của Trend Micro.
Gần đây Trend Micro đã báo cáo rằng Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về tấn công mạng, với hơn 86 triệu e-mail đe dọa được phát hiện trong nửa đầu năm 2018, theo sau là Singapore với hơn 27 triệu e-mail đe dọa được phát hiện.
Theo ghi nhận của Trend Micro, Việt Nam đang là quốc gia dẫn đầu tại Đông Nam Á về tấn công mạng, với hơn 86 triệu e-mail đe dọa được phát hiện trong nửa đầu năm 2018, theo sau là Singapore với hơn 27 triệu e-mail đe dọa được phát hiện.
Mối đe doạ về an ninh mạng ngày càng tăng ở Việt Nam đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải có một cách tiếp cận chủ động hơn trong việc đối phó với các mối đe dọa đó. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay lại cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được trang bị những công cụ phù hợp và chiến lược an ninh mạng hiệu quả trong cuộc hành trình gắn liền với chuyển đổi số.
Nguyễn Nguyễn
Những cuộc tấn công mạng giờ đây đã trở thành mối đe dọa lớn đối với mọi công ty trên toàn thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Nó không chỉ gây tổn thất về mặt tài chính mà còn làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh, phát triển, mở rộng mạng lưới, cũng như hạ thấp độ tin cậy của công ty, dịch vụ đối với khách hàng.
Theo ghi nhận, ngày càng có nhiều cuộc tấn công có chủ đích, đã và đang phát triển về số lượng, tốc độ và đa chủng loại. Chúng bắt đầu bằng những thứ có vẻ vô hại như một e-mail đơn giản, nhưng thực chất đó là một hình thức lừa đảo để lấy các thông tin cá nhân của người dùng, hay còn có tên gọi thuật ngữ là Business Email Compromise (BEC).
Trước đây, lừa đảo qua thư điện tử đối với doanh nghiệp chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân nhưng hiện giờ đã bùng nổ trên 200 quốc gia khác nhau và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó
Kiểu tấn công lừa đảo này được thiết kế để cung cấp cho kẻ chủ mưu một đường đi nội bộ gần như vĩnh viễn để đánh cắp và làm mất hết cơ sở dữ liệu thông tin của nạn nhân.
“Hiện chưa có thông tin chính thức nào được công bố về các vụ tấn công BEC tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước đây tấn công BEC chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân nhưng giờ đây đã bùng nổ ở trên 200 quốc gia khác nhau và thường nhắm vào những người đứng đầu doanh nghiệp. Rõ ràng đây là một rủi ro rất lớn và Việt Nam đang trong quá trình hội nhập thì cũng nằm trong xu hướng bị ảnh hưởng”, bà Myla Pilao, Giám đốc Trend Labs của Trend Micro chia sẻ tại cuộc họp báo diễn ra chiều 30/7 với chủ đề: “Thực hiện chiến lược an ninh mạng hiệu quả tại các doanh nghiệp Việt Nam – Đừng để bất kỳ điều gì làm quý vị chậm lại”.
“Khi các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa có được sự chuyển đổi kỹ thuật số một cách nhanh chóng, chúng tôi không ngạc nhiên khi thấy họ nhanh chóng trở thành mục tiêu chính cho các đối tượng xấu.”
Bà Myla Pilao, Giám đốc Trend Labs của Trend Micro.
Gần đây Trend Micro đã báo cáo rằng Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về tấn công mạng, với hơn 86 triệu e-mail đe dọa được phát hiện trong nửa đầu năm 2018, theo sau là Singapore với hơn 27 triệu e-mail đe dọa được phát hiện.
Theo ghi nhận của Trend Micro, Việt Nam đang là quốc gia dẫn đầu tại Đông Nam Á về tấn công mạng, với hơn 86 triệu e-mail đe dọa được phát hiện trong nửa đầu năm 2018, theo sau là Singapore với hơn 27 triệu e-mail đe dọa được phát hiện.
Mối đe doạ về an ninh mạng ngày càng tăng ở Việt Nam đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải có một cách tiếp cận chủ động hơn trong việc đối phó với các mối đe dọa đó. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay lại cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được trang bị những công cụ phù hợp và chiến lược an ninh mạng hiệu quả trong cuộc hành trình gắn liền với chuyển đổi số.
Nguyễn Nguyễn