Mức sụt giảm tại Tây Âu là lớn nhất, giảm 13,9% với 30,1 triệu máy được bán ra. Trong khi đó, ở Trung và Đông Âu, dù có thị trường nhỏ hơn, vẫn là một khu vực có sức phát triển hơn với mức tăng doanh số là 12,3%, tương đương với 15,9 triệu máy bán ra, chủ yếu nhờ thị trường rộng lớn tại Nga.
“Một thời kỳ smartphone mới đã bắt đầu tại châu Âu” – Ben Stanton, nhà phân tích tại Canalys cho biết – “Một lượng nhỏ các thị trường tăng trưởng còn lại không đủ để bù đắp cho các thị trường đã bão hoà. Chúng ta đang đi từ một thời kỳ phát triển sang một chu kỳ tuần hoàn. Điều này tạo ra một thách thức hoàn toàn mới cho những thương hiệu đang nắm giữ thị trường, và sẽ có nhiều thương hiệu nhỏ hơn phải rút khỏi châu Âu trong vài năm tới“.
Thích ứng với sự thay đổi thị trường, top 3 hãng smartphone hàng đầu tại châu Âu đã đạt được những kết quả khác nhau:
– Samsung vẫn duy trì vị trí số 1, bán hơn 15 triệu máy, nhưng giảm 15% so với năm ngoái trong bối cảnh Huawei và Xiaomi đang gây áp lực lên phân khúc bình dân và trung cấp. Nhưng mức giá cao của Galaxy S9, cùng với việc nó được ra mắt sớm hơn so với Galaxy S8, dẫn đến mức giá bán trung bình tăng mạnh so với năm trước, và giúp Samsung tăng doanh số bán ra lên hơn 20%.
– Apple bán tốt nhất tại thị trường, với hơn 10 triệu máy, nhưng doanh số vẫn giảm 5,4% so với năm ngoái. Trong số các mẫu máy được bán ra tại châu Âu, iPhone X giảm nhẹ từ Quý 4, xuống khoảng 25%, nhưng vẫn là mẫu smartphone bán chạy nhất tại khu vực. Nhưng chiến lược danh mục đầu tư lớn hơn của Apple sẽ trở nên quan trọng hơn trong thời gian từ nay đến cuối năm, với hơn 25% lượng máy bán ra trong Quý 1/2018 là iPhone SE, 6 và 6S – những mẫu máy vốn đã hơn 2 năm tuổi. Các mẫu máy này càng bán được nhiều thì càng bù đắp được cho mức tăng của chiếc iPhone X đắt đỏ.
– Huawei bán được ít nhất, chỉ 7,4 triệu máy, tăng 38,6%. Hãng Trung Quốc bán được hơn 1 triệu máy dòng P trong quý đầu tiên của năm 2018, nhưng việc trì hoãn mẫu flagship P20 cho thấy rất ít smartphone Huawei bán ra trong quý 1 là các mẫu cao cấp. Dù có mức tăng trưởng lớn, Huawei lại chỉ tăng doanh số thêm 1,7% so với năm trước. Nhưng hãng không lo lắng khi mức giá bán trung bình sẽ tăng lên khi P20 bước vào cuộc chơi trong quý 2.
Tổng thị phần của Samsung, Apple và Huawei tại châu Âu tăng từ 61% trong quý 1/2014 lên 71,4% trong quý 1/2018. Thị phần các thương hiệu nhỏ hơn, như Alcatel, Sony và LG, đều giảm trong quý này.
“Không phải tay chơi nhỏ nào cũng tăng trưởng” – Lucio Chen, nhà phân tích nghiên cứu cho biết – “Xiaomi và Nokia (HMD Global) đều là những thương hiệu mới tại thị trường châu Âu, nhưng đã chiếm vị trí thứ 4 và 5. Xiaomi đang hợp tác khá chặt chẽ với các nhà phân phối, như Ingram Micro và ABC Data, để đưa sản phẩm đến các cửa hàng bán lẻ. HMD thì lựa chọn hướng đi khác, sử dụng các mối quan hệ liên quan feature phone với các nhà mạng để đưa các dòng smartphone mới ra toàn châu Âu. Nhưng cả Xiaomi và HMD Global đều hưởng lợi từ việc sở hữu tư nhân. Xiaomi đã cho thấy các công ty tư nhân có động lực để hoạt động với khoản lỗ ròng đáng kể để thúc đẩy doanh số smartphone, thúc đẩy vốn hóa thị trường trước IPO. Nhưng điều này không bền vững trong dài hạn, và cả Xiaomi và HMD Global cuối cùng sẽ phải thay đổi cơ cấu doanh thu và chi phí của họ, vì ba hãng hàng đầu thị trường châu Âu hiện đã thực hiện, theo hướng lợi nhuận.”
Ngày càng nhiều các thương hiệu giá rẻ mang lại các tính năng vốn chỉ có trên các smartphone flagship, khiến các tính năng này từ chỗ chỉ có thể tìm thấy ở phân khúc cao cấp, nay xuất hiện ở phân khúc trung cấp. Honor, Wiko và Xiaomi tận dụng những tính năng như cụm camera kép và 3 camera để tăng trưởng, và đã tăng hơn 150% so với năm ngoái. Màn hình smartphone cũng tiếp tục tăng kích cỡ, với doanh số các smartphone màn hình lớn hơn 5,5% tăng hơn 50%. Việc ứng dụng tỉ lệ màn hình 18:9 là chất xúc tác cho sự tăng trưởng này.
“Dual-SIM cũng là một xu hướng đang lên tại châu Âu” – Vincent Thielke, nhà phân tích nghiên cứu tại Canalys nói – “Tuy nhiên tại châu ÂU, xu hướng này nổi lên chậm hơn vì các nhà mạng vẫn có định kiến với điện thoại dual-SIM, khi mà chúng sẽ mở ra cơ hội cho các đối thủ chen chân vào ngay chính sân chơi của họ. Nhưng sự tăng trưởng của các điện thoại dual-SIM thông qua các kênh bán lẻ, đặc biệt là các thương hiệu như Huawei và Wiko, thì các nhà mạng sẽ bị buộc phải đánh giá lại chiến lược kinh doanh và xem xét dual-SIM. Các hãng sản xuất cũng phản ứng, và Samsung đã đưa ra hướng đi rõ ràng rằng hãng sẽ mang dual-SIM lên thêm nhiều thiết bị trên nhiều kênh phân phối trong năm 2018“.
Tham khảo: Canalys Doanh số smartphone toàn cầu sụt giảm 2,9 trong Q1/2018, Samsung vững ngôi vương