Facebook từng được ca ngợi là một trong những nơi có môi trường làm việc tốt nhất, điều kiện phát triển sự nghiệp tươi sáng nhất tại Mỹ. Ấy vậy nhưng trong công ty này vẫn có những vị trí làm việc vô cùng khó tuyển dụng bởi những người thử việc đa phần đều xin nghỉ luôn vì không chịu nổi áp lực dù mới chỉ trải qua 1 ngày. Công việc được nói đến ở đây chính là kiểm duyệt nội dung
Sarah Katz, từng là nhân viên kiểm duyệt của Facebook
Theo một câu chuyện được đăng tải trên The Wall Street Journal về một nhân viên có tên Sarah Katz thì công việc tưởng chừng như nhàn hạ – Kiểm duyệt nội dung tại Facebook thực chất lại là một nỗi ác mộng đối với cô. Bởi hàng ngày cô phải xem và lọc ra rất nhiều những phát ngôn, những video clip mang tính phân biệt đối xử, những hình ảnh ghê rợn, vượt qua cả những quy chuẩn đạo đức thông thường trong xã hội.
Trong một ngày làm việc bình thường, Katz phải kiểm duyệt tới 8.000 bài viết, video… Việc thường xuyên phải tiếp xúc với các video, hình ảnh, comment mang nội dung tiêu cực thực sự khiến cho cô lâm vào tình trạng khủng hoảng và áp lực chưa từng thấy. Cuối cùng cô đã phải chấp nhận rời bỏ công việc dù mới thử thách được vài ngày tại công ty công nghệ được coi là có đãi ngộ cao hàng đầu thế giới này.
Hiện tại, dù đã rời khỏi Facebook nhưng Katz vẫn chia sẻ khá nhiều thông tin về những góc khuất trong công việc cũ của mình. Theo đó thì vị trí làm việc của cô được đánh giá là bận rộn, mệt mỏi và nặng nề nhất bởi mỗi ngày có hàng triệu báo cáo của người dùng về những nội dung bị cho là có tác động tiêu cực tới người khác.
Công việc áp lực của vị trí này khiến nhiều người phải rời bỏ Facebook chỉ sau 1-2 ngày thử việc.
Tính tới cuối năm 2017, Facebook đã phải tuyển dụng khoảng 7.500 nhân viên cho lĩnh vực kiểm duyệt của mình. Đa phần họ đều là những nhân viên không có tay nghề hay chuyên môn cao bởi lý do Facebook cho rằng công việc kiểm duyệt nội dung này không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm. Công việc của họ chỉ là xem báo cáo và lọc ra những thứ có nội dung không phù hợp.
Tuy vậy nhưng thực tế thì công việc này lại mang đến nhiều áp lực hơn là vẻ bề ngoài đơn giản của nó. Những người từng tham gia nhận công việc này cho biết rằng cá biệt có những trường hợp phải nghỉ việc chỉ sau 1-2 ngày đầu đi làm bởi những hình ảnh ghê rợn trong khi kiểm duyệt. Phía Facebook cho rằng họ không hề đặt ra chỉ tiêu gì cho đội ngũ kiểm duyệt đến mức phải than phiền là phải xem quá nhiều nội dung phản cảm và bỏ việc như vậy cả. Không những vậy, họ luôn có những buổi chia sẻ, huấn luyện giúp nhân viên giải tỏa áp lực.
Hiện tại, việc nhân sự trong bộ phận kiểm duyệt liên tục phải thay đổi do áp lực quá lớn vẫn đang là bài toán nan giải cho các đơn vị phải tiếp nhận một lượng lớn báo cáo thông tin hàng ngày như Facebook hay Google. Dẫu vậy nhưng trong tương lai, vấn đề này sẽ có thể được giải quyết khi mà các AI được thiết kế có khả năng nhận diện các nội dung phản cảm ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Có lẽ lúc đó, Facebook sẽ không còn cần đến bộ phận kiểm duyệt và cũng không phải lo lắng về những phàn nàn về áp lực, chuẩn mực đạo đức trong khâu kiểm duyệt như thế này nữa bởi một AI thì đâu biết sợ hãi hay áp lực là gì. Facebook thử nghiệm dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Ấn Độ
Thế Anh
Theo Trí Thức Trẻ
Sarah Katz, từng là nhân viên kiểm duyệt của Facebook
Theo một câu chuyện được đăng tải trên The Wall Street Journal về một nhân viên có tên Sarah Katz thì công việc tưởng chừng như nhàn hạ – Kiểm duyệt nội dung tại Facebook thực chất lại là một nỗi ác mộng đối với cô. Bởi hàng ngày cô phải xem và lọc ra rất nhiều những phát ngôn, những video clip mang tính phân biệt đối xử, những hình ảnh ghê rợn, vượt qua cả những quy chuẩn đạo đức thông thường trong xã hội.
Trong một ngày làm việc bình thường, Katz phải kiểm duyệt tới 8.000 bài viết, video… Việc thường xuyên phải tiếp xúc với các video, hình ảnh, comment mang nội dung tiêu cực thực sự khiến cho cô lâm vào tình trạng khủng hoảng và áp lực chưa từng thấy. Cuối cùng cô đã phải chấp nhận rời bỏ công việc dù mới thử thách được vài ngày tại công ty công nghệ được coi là có đãi ngộ cao hàng đầu thế giới này.
Hiện tại, dù đã rời khỏi Facebook nhưng Katz vẫn chia sẻ khá nhiều thông tin về những góc khuất trong công việc cũ của mình. Theo đó thì vị trí làm việc của cô được đánh giá là bận rộn, mệt mỏi và nặng nề nhất bởi mỗi ngày có hàng triệu báo cáo của người dùng về những nội dung bị cho là có tác động tiêu cực tới người khác.
Công việc áp lực của vị trí này khiến nhiều người phải rời bỏ Facebook chỉ sau 1-2 ngày thử việc.
Tính tới cuối năm 2017, Facebook đã phải tuyển dụng khoảng 7.500 nhân viên cho lĩnh vực kiểm duyệt của mình. Đa phần họ đều là những nhân viên không có tay nghề hay chuyên môn cao bởi lý do Facebook cho rằng công việc kiểm duyệt nội dung này không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm. Công việc của họ chỉ là xem báo cáo và lọc ra những thứ có nội dung không phù hợp.
Tuy vậy nhưng thực tế thì công việc này lại mang đến nhiều áp lực hơn là vẻ bề ngoài đơn giản của nó. Những người từng tham gia nhận công việc này cho biết rằng cá biệt có những trường hợp phải nghỉ việc chỉ sau 1-2 ngày đầu đi làm bởi những hình ảnh ghê rợn trong khi kiểm duyệt. Phía Facebook cho rằng họ không hề đặt ra chỉ tiêu gì cho đội ngũ kiểm duyệt đến mức phải than phiền là phải xem quá nhiều nội dung phản cảm và bỏ việc như vậy cả. Không những vậy, họ luôn có những buổi chia sẻ, huấn luyện giúp nhân viên giải tỏa áp lực.
Hiện tại, việc nhân sự trong bộ phận kiểm duyệt liên tục phải thay đổi do áp lực quá lớn vẫn đang là bài toán nan giải cho các đơn vị phải tiếp nhận một lượng lớn báo cáo thông tin hàng ngày như Facebook hay Google. Dẫu vậy nhưng trong tương lai, vấn đề này sẽ có thể được giải quyết khi mà các AI được thiết kế có khả năng nhận diện các nội dung phản cảm ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Có lẽ lúc đó, Facebook sẽ không còn cần đến bộ phận kiểm duyệt và cũng không phải lo lắng về những phàn nàn về áp lực, chuẩn mực đạo đức trong khâu kiểm duyệt như thế này nữa bởi một AI thì đâu biết sợ hãi hay áp lực là gì. Facebook thử nghiệm dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Ấn Độ
Thế Anh
Theo Trí Thức Trẻ