Theo Recode, Facebook đã chi tiền vận động hành lang cho chính phủ Mỹ nhiều nhất lịch sử của hãng trong quý đầu tiên năm nay. Theo hồ sơ được cung cấp bởi Hạ viện Mỹ, mạng xã hội này đã chi 3,3 triệu USD để định hướng các nhà lập pháp về những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư, bảo mật thông tin cá nhân, quảng cáo trực tuyến…
Tuy đã “mạnh tay” hơn trước đây, số tiền bỏ ra của Facebook cho hoạt động này không quá xa lạ với các đối thủ cùng trong giới công nghệ.
Facebook đang cố gắng giảm thiệt hại sau bê bối liên quan đến quyền riêng tư, bảo mật thông tin cá nhân.
Quý cuối năm ngoái, Amazon đã chi 3,38 triệu USD để cố gắng tìm kiếm các chính sách thuận lợi về nhiều lĩnh vực hãng kinh doanh như cấp phép âm nhạc, máy bay không người lái… Google là công ty chi nhiều nhất trong năm 2018 với hơn 5 triệu USD. Phần lớn đều dành cho các chính sách liên quan đến sở hữu trí tuệ, thực thi pháp luật với các truy cập dữ liệu được lưu trữ ở nước ngoài.
Con số 3,3 triệu USD của Facebook khá dễ hiểu khi hãng đầu năm nay đã gặp phải bê bối lớn nhất trong lịch sử liên quan đến việc để lộ thông tin của 87 triệu người dùng. CEO Mark Zuckerberg đã phải điều trần trước cả Thượng viện lẫn Hạ viện Mỹ về những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và cách thức quảng cáo trực tuyến.
Các công ty công nghệ Mỹ gần đây đã để ý nhiều đến hoạt động lobby chính phủ. Năm ngoái, bộ tứ Amazon, Apple, Facebook và Google đã chi khoản tiền kỷ lục là 50 triệu USD. Con số này được dự báo sẽ còn cao hơn trong năm 2018.
Facebook đã chi nhiều tiền hơn cho vận động hành lang với chính phủ Mỹ.
Dù vậy, việc chi tiêu hàng triệu USD không phải vấn đề quá lớn với những công ty công nghệ trên. Đơn cử Facebook đã thu về khoảng 40 tỷ USD doanh thu và 16 tỷ USD lợi nhuận năm ngoái. Chi tiêu cho vận động hàng lang khoảng 11,5 triệu USD cả năm 2017 không quá đáng kể với công ty.
Lobby được hiểu là vận động hàng lang, nhằm tác động lên quá trình ra quyết sách về một vấn đề nào đó. Tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh… lobby là một nghề được luật pháp công nhận. Những lĩnh vực được cho là chi nhiều tiền nhất cho hoạt động kiểu này là dược phẩm, dầu khí, bảo hiểm. Coca, Pepsi, Boeing, Airbus… là những công ty từng đạt được nhiều thành công, thuận lợi trong kinh doanh nhờ những khoản lobby khổng lồ.
Tuấn Hưng
Tuy đã “mạnh tay” hơn trước đây, số tiền bỏ ra của Facebook cho hoạt động này không quá xa lạ với các đối thủ cùng trong giới công nghệ.
Facebook đang cố gắng giảm thiệt hại sau bê bối liên quan đến quyền riêng tư, bảo mật thông tin cá nhân.
Quý cuối năm ngoái, Amazon đã chi 3,38 triệu USD để cố gắng tìm kiếm các chính sách thuận lợi về nhiều lĩnh vực hãng kinh doanh như cấp phép âm nhạc, máy bay không người lái… Google là công ty chi nhiều nhất trong năm 2018 với hơn 5 triệu USD. Phần lớn đều dành cho các chính sách liên quan đến sở hữu trí tuệ, thực thi pháp luật với các truy cập dữ liệu được lưu trữ ở nước ngoài.
Con số 3,3 triệu USD của Facebook khá dễ hiểu khi hãng đầu năm nay đã gặp phải bê bối lớn nhất trong lịch sử liên quan đến việc để lộ thông tin của 87 triệu người dùng. CEO Mark Zuckerberg đã phải điều trần trước cả Thượng viện lẫn Hạ viện Mỹ về những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và cách thức quảng cáo trực tuyến.
Các công ty công nghệ Mỹ gần đây đã để ý nhiều đến hoạt động lobby chính phủ. Năm ngoái, bộ tứ Amazon, Apple, Facebook và Google đã chi khoản tiền kỷ lục là 50 triệu USD. Con số này được dự báo sẽ còn cao hơn trong năm 2018.
Facebook đã chi nhiều tiền hơn cho vận động hành lang với chính phủ Mỹ.
Dù vậy, việc chi tiêu hàng triệu USD không phải vấn đề quá lớn với những công ty công nghệ trên. Đơn cử Facebook đã thu về khoảng 40 tỷ USD doanh thu và 16 tỷ USD lợi nhuận năm ngoái. Chi tiêu cho vận động hàng lang khoảng 11,5 triệu USD cả năm 2017 không quá đáng kể với công ty.
Lobby được hiểu là vận động hàng lang, nhằm tác động lên quá trình ra quyết sách về một vấn đề nào đó. Tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh… lobby là một nghề được luật pháp công nhận. Những lĩnh vực được cho là chi nhiều tiền nhất cho hoạt động kiểu này là dược phẩm, dầu khí, bảo hiểm. Coca, Pepsi, Boeing, Airbus… là những công ty từng đạt được nhiều thành công, thuận lợi trong kinh doanh nhờ những khoản lobby khổng lồ.
Tuấn Hưng