Cả Google, Facebook, Instagram và WhatsApp đều phải nhận những khiếu nại về quyền riêng tư chỉ vài giờ sau khi Quy định bảo vệ dữ liệu chung (General Data Protecion Regulation – GDPR) có hiệu lực. Các khiếu nại có thể dẫn tới việc những doanh nghiệp công nghệ này phải nộp phạt số tiền lên tới 9 tỷ USD.
Nhóm tuyên truyền về quyền riêng tư Noyb.eu cho biết, cả 4 ứng dụng nói trên đều ép buộc người dùng phải tuân thủ hoặc rời bỏ cuộc chơi nếu không theo các quy tắc của họ. Điều này được thực hiện thông qua việc áp đặt các điều kiện ban đầu để cung cấp dịch vụ cho người dùng.
Facebook,Google,Quyền riêng tư,GDPR,Dữ liệu người dùng
Khi cài đặt ứng dụng, một hộp tương tác sẽ xuất hiện để hỏi về việc chấp nhận các yêu cầu liên quan đến quyền truy nhập. Các yêu cầu này xuất hiện cùng lúc với mối đe dọa rằng, dịch vụ sẽ không được cung cấp nếu người sử dụng không đồng ý.
Chính vì vậy, Noyb đang yêu cầu các nhà quản lý ở Pháp, Áo, Bỉ áp đặt hình phạt 4% doanh thu đối với các doanh nghiệp nói trên, dựa theo một điều khoản của GDPR.
Khoản tiền phạt này có thể lên tới 4,88 tỷ USD với Google và 1,63 tỷ USD với Facebook cùng các dịch vụ khác của họ. Điều này chỉ xảy ra khi các nhà điều hành châu Âu đồng tình với quan điểm của Noyb.
Facebook,Google,Quyền riêng tư,GDPR,Dữ liệu người dùng
Quy định bảo vệ dữ liệu chung GDPR được ban hành nhằm giúp công dân của các nước thành viên EU có thể kiểm soát tốt hơn dữ liệu cá nhân của họ trên môi trường trực tuyến.
Trước việc GDPR đã bắt đầu có hiệu lực, Google cho biết họ đã thực hiện các bước đi quan trọng nhằm đảo bảo tuân thủ các quy định đã được đề ra.
“Chúng tôi thiết lập quyền riêng tư, bảo mật các sản phẩm từ giai đoạn thai nghén và cam kết tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU”, phát ngôn viên của Google cho biết.
Đại diện Facebook cũng cho biết mạng xã hội này đang làm hết sức có thể để đáp ứng các yêu cầu đặt ra của GDPR.
Tuấn Nghĩa(Theo CNET)