Facebook đang hợp tác với khoa Y, chuyên ngành X-quang của trường
đại học New York (
NYU) trong việc ứng dụng AI để giúp
máy chụp cắt lớp cộng hưởng từ MRI chính xác và nhanh hơn. Các nhà khoa học từ phòng nghiên cứu AI của Facebook (FAIR) và NYU cho biết hiện nay việc
chụp MRI rất mất thời gian, có khi lên tới 1 tiếng đồng hồ, điều này gây khó khăn bởi không phải ai cũng có thể nằm yên suốt 60 phút, đặc biệt là trẻ em.
Chính vì vậy, họ muốn ứng dụng AI để đẩy nhanh tốc độ chụp MRI lên tới 10 lần. Như chúng ta đã biết, máy MRI sẽ chụp cắt lớp cơ thể ra nhiều tấm ảnh để sử dụng cho mục đích chẩn đoán bệnh. Càng nhiều nơi cần chụp thì thời gian sẽ càng dài, đây là lúc AI có thể can thiệp được. Thông qua việc máy MRI sẽ thu thập ít thông tin thô hơn, thay vào đó họ sẽ sử dụng mạng thần kinh chập (neural network) sẽ có nhiệm vụ lấp chỗ trống đó. Điều quan trọng là các nhà khoa học sẽ dạy cho neural network biết cách phân biệt và lấp đầy những hình ảnh không cần thiết đã được máy MRI bỏ qua trong quá trình quét tăng tốc.

Đang tải mri2.jpg…

Dự án này đã sử dụng hơn 3 triệu hình ảnh MRI của 10.000 ca lâm sàng để làm dữ liệu dạy học cho mạng thần kinh chập, song song đó, họ sẽ biến chương trình này thành mã nguồn mở để các nhà nghiên cứu khác cũng ứng dụng được cho công việc của họ.
Việc rút ngắn được thời gian chụp MRI mà không ảnh hưởng tới chất lượng sẽ giúp cho cùng một khoản thời gian đó sẽ chụp được cho nhiều bệnh nhân hơn, giảm được thời gian chờ đợi, chi phí, qua đó tăng tính hiệu quả của việc chẩn bệnh, trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI thay vì
chụp CT hoặc X-quang để cho kết quả chính xác hơn. Họ cũng nói rằng nếu dự án này thành công, sắp tới họ cũng có thể cải thiện chất lượng của chụp CT, giúp cho nhiều bệnh nhân được chăm sóc y tế tốt hơn.