Gã khổng lồ phần mềm nước Mỹ mới đây đã âm thầm cập nhật tính năng mới trên Google Maps, cho phép công cụ bản đồ này có thể hiển thị dưới định dạng 3D.
Giờ đây khi bạn mở Google Maps trên desktop và zoom out (thu nhỏ) hết cỡ, bạn sẽ thấy Trái Đất có dạng hình cầu 3D thay vì bản đồ phẳng 2D như trước đây. Sau khi thu nhỏ, bạn có thể dùng chuột để xoay tròn quả địa cầu và tìm bất kỳ một vị trí nào đó dễ dàng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, Google Maps cũng giải quyết vấn đề hiển thị tỷ lệ không chính xác khi xem bản đồ dưới dạng phẳng, đặc biệt khi bạn di chuyển xa khỏi đường xích đạo.
Trước đó hình ảnh hiển thị trên Google Maps có xu hướng bị bóp méo kích thước tại các khu vực có vĩ độ cao, khiến cho vùng cực trông gần xích đạo hơn so với tưởng tượng. Hoặc cũng có trường hợp kích thước của các khu vực bị hiển thị sai lệch.
Ví dụ Greenland trước đây trông lớn hơn so với Châu Phi khi áp dụng phép chiếu Mercator. Trong khi thực tế, nó chỉ có diện tích khoảng 2,16 triệu km2 so với Châu Phi là 4,48 triệu km2.
Trên bản đồ, Nam Cực dường như là lục địa lớn nhất khi xem trên phép chiếu Mercator Nhưng thực tế, lục địa này chỉ đứng thứ 5 trong số 5 lục địa lớn nhất hành tinh.
Đáng tiếc chế độ Globe Mode 3D hiện chỉ hỗ trợ trên giao diện Google Maps cho desktop và tương thích với mọi trình duyệt, nhờ vào API WebGL, không cần sử dụng plugin.
Thay đổi trên đã có hiệu lực từ hồi tháng Sáu và nay đã có sẵn cho tất cả người dùng
Tham khảo Techradar Google Maps giờ đây còn cho biết cả thời lượng pin trên thiết bị khi chia sẻ vị trí
Giờ đây khi bạn mở Google Maps trên desktop và zoom out (thu nhỏ) hết cỡ, bạn sẽ thấy Trái Đất có dạng hình cầu 3D thay vì bản đồ phẳng 2D như trước đây. Sau khi thu nhỏ, bạn có thể dùng chuột để xoay tròn quả địa cầu và tìm bất kỳ một vị trí nào đó dễ dàng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, Google Maps cũng giải quyết vấn đề hiển thị tỷ lệ không chính xác khi xem bản đồ dưới dạng phẳng, đặc biệt khi bạn di chuyển xa khỏi đường xích đạo.
Trước đó hình ảnh hiển thị trên Google Maps có xu hướng bị bóp méo kích thước tại các khu vực có vĩ độ cao, khiến cho vùng cực trông gần xích đạo hơn so với tưởng tượng. Hoặc cũng có trường hợp kích thước của các khu vực bị hiển thị sai lệch.
Ví dụ Greenland trước đây trông lớn hơn so với Châu Phi khi áp dụng phép chiếu Mercator. Trong khi thực tế, nó chỉ có diện tích khoảng 2,16 triệu km2 so với Châu Phi là 4,48 triệu km2.
Trên bản đồ, Nam Cực dường như là lục địa lớn nhất khi xem trên phép chiếu Mercator Nhưng thực tế, lục địa này chỉ đứng thứ 5 trong số 5 lục địa lớn nhất hành tinh.
Đáng tiếc chế độ Globe Mode 3D hiện chỉ hỗ trợ trên giao diện Google Maps cho desktop và tương thích với mọi trình duyệt, nhờ vào API WebGL, không cần sử dụng plugin.
Thay đổi trên đã có hiệu lực từ hồi tháng Sáu và nay đã có sẵn cho tất cả người dùng
Tham khảo Techradar Google Maps giờ đây còn cho biết cả thời lượng pin trên thiết bị khi chia sẻ vị trí