Theo báo cáo từ tờ The Washington Post, hệ thống máy tính của một nhà thầu Hải quân Mỹ đã bị xâm nhập bởi các tin tặc Trung Quốc và lấy cắp hàng trăm gigabyte dữ liệu về các dự án bí mật.
The Washington Post dẫn lời nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết các vụ xâm nhập đã diễn ra vào tháng 1 và tháng 2 vừa qua. Mục tiêu cả vụ tấn công mạng là một nhà thầu không được tiết lộ danh tính, hiện đang làm việc với Trung tâm Chiến tranh dưới biển (thuộc Hải quân Mỹ) trong một dự án bí mật.
Nhiều dữ liệu liên quan đến vũ khí bí mật của Hải quân Mỹ nhiều khả năng bị đánh cắp bởi tin tặc được hậu thuẫn bởi chính phủ Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Các tin tặc đã lấy cắp 614GB dữ liệu từ nhà thầu này, liên quan đến một dự án có tên gọi Sea Dragon (Rồng biển), một dự án bí mật của Bộ quốc phòng được mô tả là “khả năng tấn công đột phá mới được tích hợp vào hệ thống vũ khí hiện có với Hải quân hiện tại”. Nguồn tin cho biết dự án nhằm phát triển loại tên lửa chống tàu siêu âm thế hệ mới được sử dụng trên tàu ngầm. Dự án này được bắt đầu từ năm 2012 và bắt đầu được thử nghiệm từ tháng 9/2018.
Ngoài các thông tin về dự án Sea Dragon, các tin tặc đã đánh cắp dữ liệu về cảm biến và các tín hiệu, thông tin liên quan đến hệ thống mật mã của tàu ngầm và thư viện chiến tranh điện tử của bộ phận phát triển tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Nguồn tin cũng cho biết những bằng chứng của vụ tấn công cho thấy các tin tặc đến từ Trung Quốc là thủ phạm.
Vụ tấn công mạng diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở khu vực biển Đông. Thời gian qua Mỹ đã liên tục mang tàu chiến đến khu vực biển Đông bất chấp những phản đối từ phía Trung Quốc. Hành động lấy cắp bí mật công nghệ hải quân có thể giúp quân đội Trung Quốc phát triển những giải pháp phòng thủ hoặc tạo ra các hệ thống vũ khí tương đương ở trên và dưới mặt biển.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên những tin tặc được sự hậu thuẫn của chính phủ Trung Quốc lấy cắp dữ liệu từ quân đội Mỹ. Trước đó, vào năm 2009, các tin tặc Trung Quốc cũng đã lấy cắp hàng ngàn GB dữ liệu về dự án phát triển chiếc máy bay chiến đấu F-35 Joint Strike Fighter của Bộ Quốc phòng Mỹ. Năm 2014, một người đàn ông quốc tịch Trung Quốc có tên Su Bin cũng đã bị bắt giữ sau khi đột nhập vào hệ thống nhà thầu của Bộ quốc phòng Mỹ để lấy cắp các thông tin liên quan đến máy bay vận tải C-117 và máy bay chiến đấu F-22, F-35.
Các gián điệp của Trung Quốc cũng đã lấy cắp thông tin của nhiều hệ thống vũ khí của Mỹ như hệ thống tên lửa Patriot, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), hệ thống phòng thủ chống tên lửa Aegis của Hải quân Mỹ… kết quả là nhiều hệ thống vũ khí của Trung Quốc được phát triển với nhiều nét tương đồng nổi bật so với hệ thống vũ khí của Mỹ.
Trong 2 năm 2014 và 2015, tin tặc của Trung Quốc cũng đã xâm nhập vào hệ thống của Văn phòng Quản lý nhân sự của chính phủ Mỹ làm ảnh hưởng đến dữ liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên chính phủ.
Nhiều bài báo điều tra của Mỹ cho thấy quân đội Trung Quốc huấn luyện và triển khai các lực lượng tin tặc để thực hiện các vụ tấn công mạng nhằm vào những quốc gia đối lập, tuy nhiên phía chính chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận sự tồn tại của những lực lượng này.
T.Thủy Theo TV/The Washington Post
The Washington Post dẫn lời nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết các vụ xâm nhập đã diễn ra vào tháng 1 và tháng 2 vừa qua. Mục tiêu cả vụ tấn công mạng là một nhà thầu không được tiết lộ danh tính, hiện đang làm việc với Trung tâm Chiến tranh dưới biển (thuộc Hải quân Mỹ) trong một dự án bí mật.
Nhiều dữ liệu liên quan đến vũ khí bí mật của Hải quân Mỹ nhiều khả năng bị đánh cắp bởi tin tặc được hậu thuẫn bởi chính phủ Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Các tin tặc đã lấy cắp 614GB dữ liệu từ nhà thầu này, liên quan đến một dự án có tên gọi Sea Dragon (Rồng biển), một dự án bí mật của Bộ quốc phòng được mô tả là “khả năng tấn công đột phá mới được tích hợp vào hệ thống vũ khí hiện có với Hải quân hiện tại”. Nguồn tin cho biết dự án nhằm phát triển loại tên lửa chống tàu siêu âm thế hệ mới được sử dụng trên tàu ngầm. Dự án này được bắt đầu từ năm 2012 và bắt đầu được thử nghiệm từ tháng 9/2018.
Ngoài các thông tin về dự án Sea Dragon, các tin tặc đã đánh cắp dữ liệu về cảm biến và các tín hiệu, thông tin liên quan đến hệ thống mật mã của tàu ngầm và thư viện chiến tranh điện tử của bộ phận phát triển tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Nguồn tin cũng cho biết những bằng chứng của vụ tấn công cho thấy các tin tặc đến từ Trung Quốc là thủ phạm.
Vụ tấn công mạng diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở khu vực biển Đông. Thời gian qua Mỹ đã liên tục mang tàu chiến đến khu vực biển Đông bất chấp những phản đối từ phía Trung Quốc. Hành động lấy cắp bí mật công nghệ hải quân có thể giúp quân đội Trung Quốc phát triển những giải pháp phòng thủ hoặc tạo ra các hệ thống vũ khí tương đương ở trên và dưới mặt biển.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên những tin tặc được sự hậu thuẫn của chính phủ Trung Quốc lấy cắp dữ liệu từ quân đội Mỹ. Trước đó, vào năm 2009, các tin tặc Trung Quốc cũng đã lấy cắp hàng ngàn GB dữ liệu về dự án phát triển chiếc máy bay chiến đấu F-35 Joint Strike Fighter của Bộ Quốc phòng Mỹ. Năm 2014, một người đàn ông quốc tịch Trung Quốc có tên Su Bin cũng đã bị bắt giữ sau khi đột nhập vào hệ thống nhà thầu của Bộ quốc phòng Mỹ để lấy cắp các thông tin liên quan đến máy bay vận tải C-117 và máy bay chiến đấu F-22, F-35.
Các gián điệp của Trung Quốc cũng đã lấy cắp thông tin của nhiều hệ thống vũ khí của Mỹ như hệ thống tên lửa Patriot, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), hệ thống phòng thủ chống tên lửa Aegis của Hải quân Mỹ… kết quả là nhiều hệ thống vũ khí của Trung Quốc được phát triển với nhiều nét tương đồng nổi bật so với hệ thống vũ khí của Mỹ.
Trong 2 năm 2014 và 2015, tin tặc của Trung Quốc cũng đã xâm nhập vào hệ thống của Văn phòng Quản lý nhân sự của chính phủ Mỹ làm ảnh hưởng đến dữ liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên chính phủ.
Nhiều bài báo điều tra của Mỹ cho thấy quân đội Trung Quốc huấn luyện và triển khai các lực lượng tin tặc để thực hiện các vụ tấn công mạng nhằm vào những quốc gia đối lập, tuy nhiên phía chính chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận sự tồn tại của những lực lượng này.
T.Thủy Theo TV/The Washington Post