Vào ngày thứ hai (4/6) vừa qua, Microsoft đã bất ngờ công bố hoàn tất thương vụ thâu tóm GitHub, trang web lưu trữ mã nguồn lớn nhất thế giới, với mức giá 7.5 tỉ USD. Tuy nhiên mới đây, một số nguồn tin cho rằng Google cũng từng nhiều lần tiến hành đàm phán mua lại GitHub trong nhiều tuần trước đó trước khi Microsoft can thiệp và “nẫng tay trên”.
Nguồn tin này tiết lộ Microsoft đã đưa ra mức giá cao hơn so với đối thủ của mình và đủ sức thuyết phục ban lãnh đạo của GitHub. Trước đó, trang web lưu trữ mã nguồn lớn nhất thế giới này cũng từng thu hút rất nhiều “đại gia” khác trong làng công nghệ, trong đó bao gồm cả Amazon, Tencent, Google và Atlassian.
Trước khi về với Microsoft, GitHub đã nhận được sự quan tâm từ phía rất nhiều công ty công nghệ lớn.
Trong nhiều năm trở lại đây, Windows không còn đủ sức đóng vai trò trụ cột trong mô hình kinh doanh của Microsoft khi vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ, cũng như những thay đổi trong xu hướng sử dụng công nghệ của người dùng. Vì thế, Microsoft đã chuyển hướng tập trung sang các dịch vụ khác, đặc biệt là nền tảng điện toán đám mây. Thâu tóm thành công GitHub và LinkedIn đồng nghĩa với việc công ty này đang nắm trong tay hai trong số mạng lưới chia sẻ dữ liệu hàng đầu thế giới, một bước chạy đà hoàn hảo cho việc mở rộng quy mô hoạt động của mình.
Bên cạnh mức giá 7.5 tỉ USD, một trong những lý do khiến GitHub chấp nhận về với Microsoft chính là nhờ mối quan hệ giữa CEO Satya Nadella và nhà sáng lập Chris Wanstrath của GitHub. Kể từ khi lên nắm quyền tại Microsoft vào 4 năm trước, Nadella đã liên tục đề cao các phần mềm và công cụ lập trình mã nguồn mở nhằm thu hút các lập trình viên và nhà phát triển bên thứ ba. Trong số đó, GitHub là một mục tiêu quan trọng mà Microsoft đã theo đuổi trong nhiều năm qua.
Cuối cùng, dù nhận được nhiều đề nghị hấp dẫn từ các công ty khác nhưng Wanstrath vẫn quyết định lựa chọn Microsoft vì cho rằng tầm nhìn của Nadella hoàn toàn phù hợp với GitHub. Ngay sau khi thương vụ này hoàn tất, Nadella đã chỉ định Nat Friedman, cựu Giám đốc phụ trách Xamarin, trở thành CEO mới của GitHub và tạm thời hoạt động như một mảng độc lập. Wanstrath sẽ gia nhập đội ngũ kĩ thuật viên cao cấp của Microsoft.
Nhà sáng lập Xamarin sẽ trở thành CEO mới của GitHub.
Friedman cho biết mặc dù hoạt động độc lập nhưng GitHub, giống như LinkedIn cũng sẽ sớm trở thành một phần quan trọng trong mảng kinh doanh điện toán đám mây thương mại của Microsoft bên cạnh những sản phẩm như Office 365 và Dynamics 365. Microsoft sẽ giúp GitHub hoàn thiện hơn mà không cần thay đổi bản chất của mình.
Suy cho cùng, nếu như cho rằng Microsoft đã dựa vào sức mạnh tài chính để chiến thắng Google trong thương vụ GitHub vào phút chót là không hoàn toàn chính xác. Wanstrath tiết lộ Microsoft và GitHub đã liên tục đàm phán trong nhiều năm qua và chính thức đi đến thỏa thuận cuối cùng khi cả hai tìm được tiếng nói chung trong việc thúc đẩy các nhà phát triển hoạt động hiệu quả và gắn kết hơn.
Tham khảo MSpoweruser/CNBC CHÍNH THỨC: Microsoft thâu tóm GitHub với giá 7,5 tỷ USD
Nguồn tin này tiết lộ Microsoft đã đưa ra mức giá cao hơn so với đối thủ của mình và đủ sức thuyết phục ban lãnh đạo của GitHub. Trước đó, trang web lưu trữ mã nguồn lớn nhất thế giới này cũng từng thu hút rất nhiều “đại gia” khác trong làng công nghệ, trong đó bao gồm cả Amazon, Tencent, Google và Atlassian.
Trước khi về với Microsoft, GitHub đã nhận được sự quan tâm từ phía rất nhiều công ty công nghệ lớn.
Trong nhiều năm trở lại đây, Windows không còn đủ sức đóng vai trò trụ cột trong mô hình kinh doanh của Microsoft khi vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ, cũng như những thay đổi trong xu hướng sử dụng công nghệ của người dùng. Vì thế, Microsoft đã chuyển hướng tập trung sang các dịch vụ khác, đặc biệt là nền tảng điện toán đám mây. Thâu tóm thành công GitHub và LinkedIn đồng nghĩa với việc công ty này đang nắm trong tay hai trong số mạng lưới chia sẻ dữ liệu hàng đầu thế giới, một bước chạy đà hoàn hảo cho việc mở rộng quy mô hoạt động của mình.
Bên cạnh mức giá 7.5 tỉ USD, một trong những lý do khiến GitHub chấp nhận về với Microsoft chính là nhờ mối quan hệ giữa CEO Satya Nadella và nhà sáng lập Chris Wanstrath của GitHub. Kể từ khi lên nắm quyền tại Microsoft vào 4 năm trước, Nadella đã liên tục đề cao các phần mềm và công cụ lập trình mã nguồn mở nhằm thu hút các lập trình viên và nhà phát triển bên thứ ba. Trong số đó, GitHub là một mục tiêu quan trọng mà Microsoft đã theo đuổi trong nhiều năm qua.
Cuối cùng, dù nhận được nhiều đề nghị hấp dẫn từ các công ty khác nhưng Wanstrath vẫn quyết định lựa chọn Microsoft vì cho rằng tầm nhìn của Nadella hoàn toàn phù hợp với GitHub. Ngay sau khi thương vụ này hoàn tất, Nadella đã chỉ định Nat Friedman, cựu Giám đốc phụ trách Xamarin, trở thành CEO mới của GitHub và tạm thời hoạt động như một mảng độc lập. Wanstrath sẽ gia nhập đội ngũ kĩ thuật viên cao cấp của Microsoft.
Nhà sáng lập Xamarin sẽ trở thành CEO mới của GitHub.
Friedman cho biết mặc dù hoạt động độc lập nhưng GitHub, giống như LinkedIn cũng sẽ sớm trở thành một phần quan trọng trong mảng kinh doanh điện toán đám mây thương mại của Microsoft bên cạnh những sản phẩm như Office 365 và Dynamics 365. Microsoft sẽ giúp GitHub hoàn thiện hơn mà không cần thay đổi bản chất của mình.
Suy cho cùng, nếu như cho rằng Microsoft đã dựa vào sức mạnh tài chính để chiến thắng Google trong thương vụ GitHub vào phút chót là không hoàn toàn chính xác. Wanstrath tiết lộ Microsoft và GitHub đã liên tục đàm phán trong nhiều năm qua và chính thức đi đến thỏa thuận cuối cùng khi cả hai tìm được tiếng nói chung trong việc thúc đẩy các nhà phát triển hoạt động hiệu quả và gắn kết hơn.
Tham khảo MSpoweruser/CNBC CHÍNH THỨC: Microsoft thâu tóm GitHub với giá 7,5 tỷ USD