Tham dự hội thảo có sự góp mặt của lãnh đạo bộ KH&CN, lãnh đạo một số bộ, ban ngành; đại diện các doanh nghiệp, các nhà khoa học đang làm việc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) trong và ngoài nước.
Tại đây cũng quy tụ hơn 100 các chuyên gia công nghệ là các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm về AI từ các ngành (công nghiệp, nông nghiệp, y tế, ngân hàng…) trong và ngoài nước, từ các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc, Pháp, Ba Lan…
Hội thảo được tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu chia sẻ tầm nhìn, quan điểm chiến lược của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ về cơ hội tiếp cận và tận dụng những thành tựu của KH&CN và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) hiện nay vào những ngành, lĩnh vực trọng yếu; kết nối, hội tụ, chia sẻ và định hướng nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng về AI cho Việt Nam, của Việt Nam và tại Việt Nam; thu hút sự quan tâm, đóng góp của giới trí thức người Việt ở nước ngoài đang nghiên cứu, công tác trong các ngành, lĩnh vực KH&CN hàng đầu.
Bên cạnh đó, tạo dựng mạng lưới kết nối các tri thức người Việt tại các quốc gia với đội ngũ làm khoa học, công nghệ ở trong nước để có thể tham gia góp phần xây dựng các định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo đó, Hội thảo được chia thành 2 phiên: Mở đầu là các tham luận đề dẫn, phiên thứ 2 là phiên thảo luận mở nhằm đưa ra hướng phát triển AI tại Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Bùi Thế Duy – Thứ trưởng bộ KH & CN cho rằng, hội thảo lần này được coi như hội nghị Diên Hồng, là phiên tập hợp các mặt trận của AI Việt Nam để từ đó xác định phương hướng phát triển cho trí tuệ nhân tạo. Hơn bao giờ hết, những người làm AI đang nhận được sự ủng hộ vô cùng to lớn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và các tập đoàn lớn. Năm 2018 có thể nói là năm mà cộng đồng AI Việt Nam có cơ hội thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ về AI từ những ý tưởng ban đầu, đến nay AI đã mở rộng hơn, AI hướng đến cuộc sống, hướng đến ứng dụng và có bước phát triển vượt bậc tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có tận dụng được để vươn lên trở thành quốc gia đi đầu hay không đang là bài toán cần lời giải đáp.
Phát biểu tại Hội thảo, GS – TS. Nguyễn Thanh Thủy nhấn mạnh, bên cạnh một số thành tựu kinh điển mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực AI thì vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, cụ thể như những vấn đề liên quan đến hạ tầng dữ liệu, hạ tầng tính toán…
Từ đó, ông cho rằng thách thức đối với việc triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam bao gồm: Những vấn đề về hạ tầng, nhân lực và vấn đề quan trọng nhất là cần có tiếng nói của doanh nghiệp, của cộng đồng, chính phủ.
Tiến sĩ Lê Viết Quốc, hiện đang làm việc tại Google Brain – một trong những dự án về AI lớn nhất của Google, nổi tiếng với một trong những sản phẩm rất quen thuộc tại Việt Nam là “Google dịch” khẳng định: “Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng nhưng lại thiếu nhiều nguồn lực để xây dựng trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, Việt Nam nên đầu tư mạnh vào 3 mảng chính: Đầu tiên là đổi mới giáo dục, thay vì học về khoa học máy tính cơ bản như trước đây, hãy chuyển qua khoa học máy tính dựa trên dữ liệu máy tính; thứ hai, xây dựng nguồn dữ liệu mở, đặc biệt là trong vấn đề y tế, giao thông, khí hậu; cuối cùng, tạo ra mối liên kết giữa các trường đại học nước ta với nguồn trí thức trên thế giới”.
Theo đánh giá của các chuyên gia, AI Việt Nam 2018 là cơ hội để kết nối, hội tụ, định hướng chính sách, chia sẻ kinh nghiệm, tìm tiếng nói chung và nguồn lực để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong các lĩnh vực kinh doanh tại thời điểm hiện nay.
Phùng Liên
Tại đây cũng quy tụ hơn 100 các chuyên gia công nghệ là các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm về AI từ các ngành (công nghiệp, nông nghiệp, y tế, ngân hàng…) trong và ngoài nước, từ các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc, Pháp, Ba Lan…
Hội thảo được tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu chia sẻ tầm nhìn, quan điểm chiến lược của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ về cơ hội tiếp cận và tận dụng những thành tựu của KH&CN và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) hiện nay vào những ngành, lĩnh vực trọng yếu; kết nối, hội tụ, chia sẻ và định hướng nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng về AI cho Việt Nam, của Việt Nam và tại Việt Nam; thu hút sự quan tâm, đóng góp của giới trí thức người Việt ở nước ngoài đang nghiên cứu, công tác trong các ngành, lĩnh vực KH&CN hàng đầu.
Bên cạnh đó, tạo dựng mạng lưới kết nối các tri thức người Việt tại các quốc gia với đội ngũ làm khoa học, công nghệ ở trong nước để có thể tham gia góp phần xây dựng các định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo đó, Hội thảo được chia thành 2 phiên: Mở đầu là các tham luận đề dẫn, phiên thứ 2 là phiên thảo luận mở nhằm đưa ra hướng phát triển AI tại Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Bùi Thế Duy – Thứ trưởng bộ KH & CN cho rằng, hội thảo lần này được coi như hội nghị Diên Hồng, là phiên tập hợp các mặt trận của AI Việt Nam để từ đó xác định phương hướng phát triển cho trí tuệ nhân tạo. Hơn bao giờ hết, những người làm AI đang nhận được sự ủng hộ vô cùng to lớn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và các tập đoàn lớn. Năm 2018 có thể nói là năm mà cộng đồng AI Việt Nam có cơ hội thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ về AI từ những ý tưởng ban đầu, đến nay AI đã mở rộng hơn, AI hướng đến cuộc sống, hướng đến ứng dụng và có bước phát triển vượt bậc tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có tận dụng được để vươn lên trở thành quốc gia đi đầu hay không đang là bài toán cần lời giải đáp.
Phát biểu tại Hội thảo, GS – TS. Nguyễn Thanh Thủy nhấn mạnh, bên cạnh một số thành tựu kinh điển mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực AI thì vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, cụ thể như những vấn đề liên quan đến hạ tầng dữ liệu, hạ tầng tính toán…
Từ đó, ông cho rằng thách thức đối với việc triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam bao gồm: Những vấn đề về hạ tầng, nhân lực và vấn đề quan trọng nhất là cần có tiếng nói của doanh nghiệp, của cộng đồng, chính phủ.
Tiến sĩ Lê Viết Quốc, hiện đang làm việc tại Google Brain – một trong những dự án về AI lớn nhất của Google, nổi tiếng với một trong những sản phẩm rất quen thuộc tại Việt Nam là “Google dịch” khẳng định: “Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng nhưng lại thiếu nhiều nguồn lực để xây dựng trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, Việt Nam nên đầu tư mạnh vào 3 mảng chính: Đầu tiên là đổi mới giáo dục, thay vì học về khoa học máy tính cơ bản như trước đây, hãy chuyển qua khoa học máy tính dựa trên dữ liệu máy tính; thứ hai, xây dựng nguồn dữ liệu mở, đặc biệt là trong vấn đề y tế, giao thông, khí hậu; cuối cùng, tạo ra mối liên kết giữa các trường đại học nước ta với nguồn trí thức trên thế giới”.
Theo đánh giá của các chuyên gia, AI Việt Nam 2018 là cơ hội để kết nối, hội tụ, định hướng chính sách, chia sẻ kinh nghiệm, tìm tiếng nói chung và nguồn lực để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong các lĩnh vực kinh doanh tại thời điểm hiện nay.
Phùng Liên