Thầy nhiếp
ảnh phong cảnh Ansel Adams (1902-1984) có nói: ”
Đối với người chụp ảnh, ảnh phong cảnh chính là thử thách lớn nhất và cũng là nỗi thất vọng lớn nhất.” Vì sao ông ấy nói như vậy?
Phong cảnh là chủ đề ảnh phổ cập nhất, nhiều người chụp nhất. Cảnh càng nổi tiếng thì càng có nhiều ảnh, càng có nhiều người tìm chụp, làm cho danh lam thắng cảnh ấy càng nổi tiếng, và người chụp sau càng khó tạo ra thứ gì đó đẹp hơn, mới lạ hơn. Phong cảnh tĩnh tại không di chuyển, nên người chụp có nhiều thời gian để cân nhắc góc chụp, bố cục canh khung, chỉnh chọt máy móc… và có thể chụp phong cảnh quanh năm cũng như ở bất kỳ nơi đâu. Vì vậy, ảnh phong cảnh rất nhiều, rất phong phú, từ sự khác biệt của ánh sáng thay đổi theo thời tiết, màu sắc theo mùa, cho tới sự phong phú bởi hiệu quả của ống kính tiêu cự khác nhau. Cho nên cũng vì ảnh phong cảnh đã quá phong phú, nên người chụp luôn có thách thức về kỹ thuật làm sao thể hiện bức ảnh có sự mới lạ so với người khác.

Đang tải DSC_8098.jpg…

Nikon D3 – 24mm – Bhutan

Những chia sẻ này chỉ là những cơ bản định hướng cho các bạn mới. Linh hoạt sử dụng các kỹ thuật điều khiển thiết bị, ánh sáng, phối cảnh để chụp khung hình như ý bạn muốn. Quan trọng là bạn muốn chụp lại cái gì để rồi sẽ biết chụp nó như thế nào.

  • Tiêu cự ống kính
    • Một ống kính tiêu cự 35mm trên máy ảnh full-frame là ống phổ thông nhất cho ảnh phong cảnh. Rộng hơn một chút cũng thường được dùng chụp phong cảnh là ống có tiêu cự 28mm, 24mm hoặc 20mm giúp thu khung hình mênh mông hơn. Nhưng, luôn nhớ ống kính có góc thu hình càng rộng thì hiệu ứng bóp méo và nghiêng đổ các đường thẳng trong hình càng lộ rõ, nhất là tại vùng rìa và tại 4 góc khung ảnh. Các đường thằng càng gần mép hình thì càng cong phình ra, các đường thẳng không đi qua tâm bị uốn méo lệch khi chụp ở khoảng cách càng gần. Đó là lưu ý khi chọn tiêu cự ống kính để chụp phong cảnh.

Đang tải DSC_8481.jpg…

Nikon D3 14mm – Nepal

  • Những ống kính góc rộng đặc biệt, như ống kính 12mm hay 15mm, là các hãng dùng kỹ thuật mài thấu kính đặc biệt, uốn thẳng đường khúc xạ của tia sáng khi đi qua để giảm thiểu hiệu ứng méo góc cong lệch trên. Nhưng thường là giá thành các ống này rất đắt tiền, và cũng hạn chế ứng dụng nhiều trong thực tế. Ngoại trừ những ai có nhu cầu thực hiện dự án đặc biệt nào đó. Giải pháp dung hòa cho ý muốn góc rộng là 20mm, hoặc cơ động là các ống zoom 10-22mm, 16-35mm, 17-40mm, 17-55mm…

Đang tải _MG_0699.jpg…

Canon 6D 10-20mm – Lak Daklak

  • Một lưu ý nữa là hiện tượng tối 4 góc hay xảy ra với ống góc rộng và ống tele đôi khi do gắn cùng lúc nhiều filter (ND chẳng hạn) hoặc do gắn hood (loa che nắng) quá dài, không phù hợp với tiêu cự ống kính, vành filter và vành loa che mất một phần quanh khung ảnh làm 4 góc bị mờ đen. Đừng gắn cùng lúc nhiều lớp filter, dùng loa che nắng phù hợp. Thêm nữa, nếu gắn nhiều filter để tạo hiệu ứng gì đó cho ảnh thì mở khẩu lớn một chút, khẩu càng lớn thì góc khuyết càng ít bị. Giải pháp cuối cùng là chấp nhận khuyết góc, về nhà hậu kỳ

Đang tải DSC_2872-copy.jpg…

Nikon D200 ND+3 – Núi Đại Bình – Bảo Lộc

  • Sử dụng ống góc hẹp đứng ở vị trí xa chụp hoặc chụp sát chủ thể với ống góc rộng cũng tạo hiệu ứng tiêu cự khác lạ tuỳ theo ý đồ. Nếu đứng từ xa chụp một hàng cây với ống góc hẹp (tele), các lớp cây sẽ như rút ngắn khoảng cách giữa chúng với nhau, các lớp ảnh sát nhau. Nếu chụp với ống góc rông, khung cảnh như được xé toác ra, hoặc phình bự ra tạo hiệu ứng với một chủ ý khác.

  • Đo sáng
    • Ảnh phong cảnh thông thường có phần trời và phần dưới đất. Nên đo sáng vào phần dưới đất rồi tăng giảm +-EV từ 1-2 thì thường cho hiệu quả ánh sáng và chi tiết cảnh vật tương đối hài hòa giữa phần trời và phần đất. Thường khẩu độ dao động từ f/8-16 tùy ánh sáng tại thời điểm chụp.
    • Ngược lại, muốn tạo bóng đen (silhouette) cho đối tượng tại đường chân trời thì đo sáng vào phần trời. Muốn hiệu ứng silhouette càng mạnh thì khép khẩu hoặc tăng tốc độ màn trập 1-2 stop.

Đang tải _LIO2844.jpg…

Hòn Thiên – Ninh Thuận

  • Lưu ý là nếu chụp cảnh có bề mặt phản chiếu ánh sáng mạnh như đồi cát, bãi biển trống trải thì đừng nên đừng theo thông số đo sáng của máy, vì nó chỉ chính xác khi các khu vực khung ảnh có sự tương phản ở mức trung bình thôi. Bạn hãy khép bớt hoặc tăng tốc độ màn trập 1-2 stop.
  • Đúng sáng hay đúng ý?
    Cơ chế đo sáng thông dụng khi chụp phong cảnh rộng là đo sáng ma trận (matrix / multizone metering) thường cho thông số đúng hơn. Nhưng một bức ảnh đúng sáng đôi khi không độc đáo. Hãy chụp thêm nhiều tấm với +- EV khác nhau để chọn lựa tấm đúng ý nhất, và cũng rút tỉa thêm kinh nghiệm lần sau.

Đang tải IMG20140116083803.jpg…

Hòn Thiên – Ninh Thuận

  • ISO – độ nhạy sáng
    • Ta hay nghe độ nhạy ISO càng cao thì hiện tượng nhiễu hạt càng dễ xuất hiện. Hãy nghĩ rằng chọn ISO nào là tùy thuộc bối cảnh chụp muốn có bức ảnh thế nào. Nếu bạn muốn bức phong cảnh có chi tiết tối đa từ gần đến xa thì dùng độ nhạy ISO càng thấp càng tốt, để hình ảnh cực mịn và nét. Nhưng, sử dụng độ nhạy thấp thì phải chụp ở tốc độ màn trập chậm, trừ bối cảnh sáng rực, khi đó một làn gió nhẹ ngang qua thì cành lá trong ảnh dễ bị mờ nhòe mất chi tiết. Cho nên, tùy bối cảnh mà bạn có chọn lựa ISO phù hợp.

Đang tải SAM_2071.jpg…

Con đường xưa … mù sương sớm – NX100 Kit

  • Máy ảnh số hiện nay cho hình ảnh chất lượng không phải băn khoăn từ ISO100-400. Có thể sử dụng dải ISO này cho ảnh phong cảnh hiệu quả nói chung. Với ảnh trắng đen ISO cao lại dễ tạo không khí cảm xúc cho phong cảnh, nhất là khu di tích rêu phong cổ, hoang tàn u uất… ISO cao làm cho ảnh ít mịn, hạt nhiễu làm tăng thị giác hoài cổ, gai góc, ghê sợ…

Đang tải DSC_2862-copy.jpg…

Nikon D200 – ISO1600 – Núi Đại Bình – Bảo Lộc

  • Ánh sáng vàng
    • Không có loại filter lọc màu nào có thể so sánh được với hiệu quả của ánh sáng dát vàng vạn vật buổi bình minh, mọi thứ như được nồng ấm lên, rực rỡ, đầy cảm xúc ấn tượng. Dẫu là cảnh biển hay núi rừng cũng như đô thành, mọi thứ nổi bật đường nét, lộ rõ hình khối, tương phản sáng tối quyến rũ… Chụp thật nhanh, vì chỉ trong một vài phút, loại ánh sáng đặc biệt này chuyển dần sang màu trắng. Xế chiều, cảnh vật cũng nhuốm màu ấm nóng, nhưng chuyển dần sang đỏ tía khi mặt trời lặn.

Đang tải 1134413.jpg…

Cổ Thạch – Bình Thuận

  • Chụp gì?
    • Trước lúc mặt trời lên thì ánh sáng rất xanh, chuyển dần rất nhanh nhuộm hồng lúc mặt trời ló dạng. Lúc này ánh sáng chưa đủ mạnh, có thể chụp silhouette đường nét núi đồi cây cối nhà cửa đô thị, người sinh hoạt… Còn hoàng hôn khi mặt trời lặn mất rồi thì ngược lại, bầu trời phản chiếu mây tạo hiệu ứng pha trộn màu sắc đỏ, cam cũng là hậu cảnh để chụp silhouette tốt.

Đang tải IMG20140106210246.jpg…

Thủ Thiêm – Q2

  • Lấy nét vô cực, đo sáng ngay vị trí mặt trời và bấm máy! Nếu muốn lấy thêm chi tiết vùng đất hay mặt nước thì mở thêm 1-2 khẩu hoặc giảm tốc độ 1-2 nấc. Hoặc có thể chụp tốc độ màn trập chậm 5 – 15 giây, gắn máy ảnh vào chân máy, khung cảnh với mây bay huyền ảo mờ nhòe.

Đang tải IMAG0282.jpg…

Hồ Tuyền Lâm – Đà Lạt

  • Chụp cảnh bình minh và hoàng hôn, nếu chụp với ống kính góc rộng thì thu được cả bầu trời, nhưng mặt trời bé tí ti. Dùng góc rộng nếu có tiền cảnh độc đáo, mây bay rực rỡ, còn cảnh trống trơn thì ống góc rộng rất khó cho ảnh ấn tượng độc đáo. Lúc này có thể dùng ống kính dài (tele từ 100mm trở lên) cho hình dáng mặt trời lớn hơn, nổi bật trong bố cục, nhưng quá hẹp thì chỉ có mặt trời và vài đám mây chung quanh mà không có tiền cảnh gì cũng khó nói điều gì.

Đang tải 467180_113873775481378_99350184_o.jpg…

Nha Trang

  • DOF
    Tuỳ theo độ dài tiêu cự ống kính, trường sâu độ ảnh sẽ cho hình ảnh không còn giống như mắt nhìn trong cảnh thực. Với ống kính trung bình, chiều sâu ảnh trường gần tương tự như mắt nhìn, nhưng với ống kính tele (tiêu cự dài) thì chiều sâu ảnh trường sẽ thu hẹp lại, hình ảnh có hậu cảnh gần hơn cảnh thực tế, các lớp ảnh sít lại gần nhau; trong khi đó với ống kính góc rộng (wide) thì chiều sâu ảnh trường bị đẩy xa ra, hình ảnh thu được có hậu cảnh xa hơn so với cảnh thực, không gian có cảm giác rộng hơn so với thực tế.

Đang tải SAM_2116.jpg…

Cùng 1 chỗ, mình chụp 2 tấm với 2 khẩu độ mở lớn nhỏ khác nhau. Tấm trên khép khẩu f/8, dưới mở f/2.8

Đang tải SAM_2117.jpg…

  • Về khẩu độ ống kính:
    • Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng / cạn.
    • Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu / dày.
  • Về tiêu cự ống kính:
    • Tiêu cự ống kính càng dài thì khoảng DOF càng mỏng / cạn.
    • Tiêu cự càng ngắn thì DOF càng sâu / dày.
  • Về khoảng cách từ máy ảnh đến chủ đề:
    • Khoảng cách từ ống kính đến chủ đề càng gần thì DOF càng mỏng / cạn.
    • Khoảng cách này càng xa thì DOF sẽ càng sâu / dày.

Đang tải anigif.gif…

  • Khung hình
    • Khung hình: Máy ảnh có nhiều tỷ lệ khung: 2 x 3 như tấm film, 3 x 4, 1 x 1 (film khổ vuông như các máy khổ film 6 x 6) 9 x 16 … Khung ngang là khung được sử dụng nhiều và dễ chụp vì hợp với góc nhìn của đôi mắt. Thử chuyển cùng cảnh vật sang khung đứng, tự nhiên đôi mắt nhìn tập trung vào phần dưới của khung, vị trí mà các chủ đề được nhấn mạnh. Khung đứng đòi hỏi sắp xếp kết cấu bố cục khó hơn khung ngang. Nhiều chủ đề thích hợp khung ngang thì cũng nhiều chủ đề chỉ phù hợp với khung đứng. Tuỳ nghi sử dụng sao chủ đề được nhấn mạnh và nổi bật trong kết cấu các thành phần bối cảnh.

Đang tải IMG20130128004444_1.jpg…

Pano đồi chè Mộc Châu – Lào Cai

  • Những người chụp ảnh ngày càng bác bỏ những quy luật kinh điển hẹp hòi về bố cục để tìm kiếm sáng tạo những bố cục theo suy nghĩ chủ quan hơn. Cứ tuân theo luật nếu nó hiệu quả; nếu không hiệu quả thì hãy bỏ qua và đi theo cách riêng của mình. Bố cục là cái người ta “nhìn thấy” và “suy nghĩ”, đặc thù và độc đáo, nên quan trọng là phải “nhìn thấy” và những gì bạn “suy nghĩ”. Bố cục xuất hiện để đáp ứng nhu cầu khoảnh khắc mà người chụp cảm thấy phù hợp để ghi nhận và chuyển tải nội dung hay ý nghĩa của cảnh huống ấy.

Đang tải SAM_2440.jpg…

Samsung NX1000 Kit – Bhutan

  • Chủ đề phụ
    • Hậu cảnh
      Phần phía sau là hậu cảnh của chủ đề. Hậu cảnh không nên có màu sắc, hình thù, độ sáng… tương tự với chủ đề, làm cho chủ đề lẫn lộn với hậu cảnh, không phân biệt đâu là chủ đề và đâu là hậu cảnh. Người ta gợi ý các cách:
      • Dùng ánh sáng tách bạch thị giác để phân biệt chủ đề và hậu cảnh, nhìn thấy cái này nhạt hơn hoặc đậm hơn cái kia tạo được sự tách bạch giữa chủ đề chính và hậu cảnh. Bạn xem ảnh sau sẽ thấy có tấm chủ đề bị chìm hẳn trong hậu cảnh.
      • Dùng ống có khẩu độ lớn đẻ làm mờ nhoà hậu cảnh và làm chủ đề nổi bật, tạo ấn tượng chiều sâu hoặc gần xa giữa chủ đề chính và hậu cảnh bằng sự tương phản mờ và rõ.

Đang tải IMG_1753.jpg…

Canon EOS 6D – Trại Mát – Đà Lạt

  • Lia máy để làm rõ chủ đề chính đang chuyển động với hậu cảnh, chủ đề rõ nét trên hậu cảnh mờ nhoè hậu cảnh hoặc xung quanh và cũng tao ấn tượng chuyển động cho ảnh.
  • Đặt chủ đề trên nền hậu cảnh có màu sắc trung tính, không sặc sỡ, nổi bật chi tiết gây tác động sự tập trung mắt nhìn. Nền da trời được cho là trung tính và dễ làm nền nhất.

Đang tải 20130311_060813.jpg…

Khu phố cổ qua cửa sổ phủ đầy hơi nước. Mình chụp nhiều lắm, theo sự tan chảy của hơi nước trên kính mà có rất nhiều khung hình thú vị.

Đang tải 20130311_061057.jpg…

  • Tiền Cảnh
    Tiền cảnh biểu trưng sự gần gũi còn hậu cảnh diễn tả khoảng cách xa xôi không gian. Khi chọn nhấn mạnh tiền cảnh hay hậu cảnh là người chụp muốn diễn tả một ý đồ cụ thể.
    • Nghiêng máy lên/xuống để lấy nhiều/ít tiền cảnh.
    • Dùng ống tele thì giảm cảm giác chiều sâu ảnh, dùng wide để nhấn mạnh tiền cảnh.
    • Dùng một vật tiền cảnh tạo tương phản gần xa / chiều sâu ảnh.

Đang tải IMAG0433.jpg…

Hồ Tuyền Lâm – Đà Lạt

  • Mây trời
    Khi chụp ngoài trời, hãy chú ý bầu trời ngoài việc tập trung vào các đồ vật, con người, sự việc đang diễn ra dưới đất. Bầu trời có hiệu ứng tác động rất mạnh đến ấn tượng hình ảnh. Và, thời điểm chụp bầu trời khác nhau sẽ có hiệu quả hình ảnh khác nhau. Chọn góc chụp và thời điểm chụp lấy hậu cảnh mây trời là điều thú vị.

Đang tải tigerhill_tuanlionsg_01.jpg…

Chẳng nhớ chụp ở đâu – Galaxy Camera 21X

  • Không cầu kỳ
    • Dĩ nhiên có điều kiện thì sắm nhiều ống kính nhiều tiêu cự khác nhau để ảnh phong cảnh thêm đa dạng, mới lạ, nhưng tránh sắm quá dư thừa sử dụng quá ít. Ngân sách eo hẹp thì cũng không nên quá đặt nặng trọng tâm vào thiết bị. Rất nhiều bức ảnh thành công chỉ với một máy ảnh cùng ống kính góc rộng trung bình (35mm) thôi. Không quá đòi hỏi thì một máy ảnh và một ống kính 28mm hoặc 35mm là đủ vui vẻ đi khắp nơi.
    • Nếu mua filter thì nên mua cái CPL (polariser), ND giảm khẩu, và chân máy để chụp hoàng hôn hay bình minh với tốc độ màn trập chậm, một chân máy là công cụ cần thiết. Luyện con mắt ngắm nhìn phong cảnh là điều cần luyện tập không ngừng.

Mọi lý thuyết đều xám xịt
Còn cây đời mãi mãi xanh tươi


[Goethe – Hy Lạp] Đang tải SAM_2119.jpg…

Nikon D3 – 14.24 f/2.8