Khó bảo quản, dễ mất mát và hao hụt trong quá trình sử dụng là một trong những yếu điểm chính của tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt chỉ phù hợp với những giao dịch có giá trị nhỏ dựa trên sự tin tưởng của hai phía. Ở các giao dịch có giá trị lớn việc bảo quản vận chuyển tiền mặt giao dịch sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro và mất mát. Điều này dẫn đến các giao dịch quốc tế sẽ khó thực hiện vì khoảng cách địa lý xa không đảm bảo trong quá trình giao dịch. Chính vì những lý do đó, để đảm bảo cho một nền tài chính minh bạch, hầu hết các quốc gia, ngân hàng lớn trên thế giới đều muốn loại bỏ tiền mặt trong lưu thông, giao dịch. Ở các quốc gia phát triển, tỷ trọng thanh toán tiền mặt trên tổng số thanh toán luôn được giữ ở mức 10%. Tại Việt Nam, đến nay tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trên tổng số thanh toán từ chỗ 14,02% vào năm 2010 đã chỉ còn 12% vào 2017.

Hướng đi nào cho thanh toán di động phát triển tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Thanh toán di động đang ngày càng phát triển

Tuy nhiên trong các hình thức thanh toán hiện đại, thanh toán sử dụng thẻ cũng đang tồn tại nhiều nguy cơ bảo mật. Mất thẻ, bị sao chép thông tin tài khoản do bất cẩn là những lý do chính dẫn đến việc người tiêu dùng thiếu tin tưởng vào hình thức thanh toán bằng thẻ này. Cũng chính vì lý do đó, thanh toán di động đang nổi lên như là một xu hướng tất yếu. Là một trong những hãng công nghệ hàng đầu thế giới, Samsung đã bắt kịp xu hướng thanh toán di động và triển khai hình thức thanh toán Samsung Pay tại Việt Nam từ tháng 9 năm 2017.

Hướng đi nào cho thanh toán di động phát triển tại Việt Nam? - Ảnh 2.

Mức độ tăng trưởng của Samsung Pay tại Việt Nam

Với sự tiện lợi và khả năng di động mọi lúc mọi nơi lại phù hợp với số đông lớp trẻ là những đối tượng chính đang tiếp cận công nghệ, Samsung Pay từ khi ra mắt đã thu được những thành quả nhất định. Kể từ khi ra mắt vào tháng 9 năm 2017, đến nay Samsung Pay đã có hơn 400 nghìn người dùng và trên 500 nghìn giao dịch, khối lượng thanh toán qua Samsung Pay đã đạt đến trên 350 tỷ đồng. Một điểm đáng lưu ý nữa của giải pháp Samsung Pay đó là khả năng bảo mật trong giao dịch. Với việc kết hợp với hệ thống mật khẩu hoặc nhận dạng sinh trắc học như quét vân tay, mống mắt, nhận diện khuôn mặt… giao dịch của bạn luôn được đảm bảo an toàn ở mức độ cao nhất. Ngay cả với trường hợp số thẻ có thể bị đánh cắp trong quá trình giao dịch do thông tin thẻ hiển thị hoặc ngay cả các máy POS bị tấn công cài đặt theo dõi lưu số thẻ, Samsung Pay cũng đã giải quyết bài toán này một cách tối ưu.

Hướng đi nào cho thanh toán di động phát triển tại Việt Nam? - Ảnh 3.

Việc kết hợp với hệ thống mật khẩu hoặc nhận dạng sinh trắc học như quét vân tay, mống mắt, nhận diện khuôn mặt… giúp tăng khả năng bảo mật trong giao dịch

Nhận xét về khả năng bảo mật, đại diện ngân hàng Maritime cho biết: “Hình thức chi trả hóa đơn qua Samsung Pay chạy độc lập, không cần kết nối internet, 3G hay wifi mỗi khi thanh toán nên khá thuận tiện cho các chủ thẻ Maritime Bank Mastercard và hơn hết với công nghệ này đã chấp nhận thanh toán rộng rãi tại hơn 200.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ trong nước. Trong quá trình cài đặt, các thông tin thẻ của Maritime Bank đã được đưa vào ứng dụng Samsung Pay và được mã hóa thành một dãy số riêng, không thể sao chép hay truy ngược lại số thẻ gốc nên khách hàng hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật”. Samsung Pay còn đang từng bước cải tiến phát triển để tích hợp thêm nhiều công nghệ, dịch vụ nhằm tăng cường tiện ích và kích thích người sử dụng. Hiện nay ngoài smartphone, Samsung Pay đã được tích hợp trên đồng hồ thông minh Gear S3 để có thể giúp người dùng tiện lợi hơn trong quá trình thanh toán. Samsung Pay đã kết hợp với ngân hàng đối tác đem đến khả năng có thể sử dụng để rút tiền trực tiếp tại các cây ATM của Shinhan Bank. Ngoài ra, tính năng thêm và quản lý thẻ thành viên của Samsung Pay, khách hàng không cần phải mang bên mình rất nhiều loại thẻ thành viên, thẻ tích điểm, thẻ ưu đãi… mà chỉ cần nhập các thông tin thẻ này lên ứng dụng Samsung Pay. Ứng dụng cho phép khách hàng tích điểm ngay trên điện thoại vào thẻ thành viên đã được đăng ký. Sau hơn 9 tháng triển khai, Samsung Pay đã liên kết với 15 ngân hàng trên toàn quốc bao gồm cả những ngân hàng nước ngoài như Citi Bank, Shinhan Bank, Woori Bank cùng với các tổ chức chuyển mạch thẻ như Napas, Master Card, Visa mang đến tiện ích rất lớn cho người dùng. Trên đây là những tín hiệu đáng mừng cho thấy không chỉ ngân hàng mà với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán như Samsung Pay đang hết mình để đồng hành cùng khách hàng thúc đẩy thanh toán di động gần hơn với cuộc sống, loại bỏ tiền mặt trong các giao dịch. Điều này không chỉ mang đến lợi ích cho cá nhân người dùng mà còn góp phần vào bước tiến hội nhập cho nền kinh tế non trẻ của Việt Nam trên thế giới.