Hơn hai tuần sau khi đoạn mã ICCID “lạ” có thể giúp một chiếc iPhone khóa mạng (lock) dùng như phiên bản quốc tế mà không cần đến sim ghép lan truyền, mặt hàng này nhanh chóng sôi động trở lại. Trước đó, iPhone lock tưởng chừng như hết thời do liên lục gặp sự cố về sim ghép.
Sau khi áp dụng đoạn mã ICCID mới, người dùng iPhone lock chỉ dùng sim ghép một lần.
Theo chủ một cửa hàng bán điện thoại xách tay tại đường Hùng Vương (quận 5, TP HCM), chỉ vài ngày sau khi có đoạn mã ICCID, doanh số iPhone khóa mạng đã tăng 30 đến 40%. Thậm chí cuối tuần qua, cửa hàng của anh gặp phải tình trạng “cháy hàng”, không có máy để bán. “Đây là điều hiếm gặp với iPhone lock trong vài năm qua”, người này tiết lộ.
Trong khi đó, theo một chủ hệ thống iPhone xách tay khác tại phố Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội), doanh số iPhone lock tăng khoảng 20%, chủ yếu là các loại máy đời cũ như iPhone 6, iPhone 6s và iPhone 7. Doanh số hệ thống đạt 20 đến 30 máy mỗi ngày, cao điểm lên tới 40 máy, kết hợp cả bán tại cửa hàng và online. Phía cửa hàng này cũng chủ động tăng giá lên khoảng 15 đến 20% do nhu cầu tăng thời gian gần đây. “Nhu cầu tăng đột ngột trong khi lượng máy trong kho còn ít nên cửa hàng buộc phải nâng giá”, người này nói.
Nhiều cửa hàng bán đồ Apple xách tay tại TP HCM và Hà Nội đã đồng loạt tăng giá bán của iPhone lock. Cụ thể, iPhone 6 tăng khoảng 300.000 đồng đến 500.000 đồng, iPhone 6s tăng khoảng 400.000 đồng đến 700.000 đồng, trong khi iPhone 7 tăng lên trên dưới 1 triệu đồng, iPhone 8 và iPhone X cũng tăng hơn 1 triệu đồng. Nếu trước đây, iPhone 6 lock có giá từ 1,8 triệu đến 2 triệu đồng tùy tình trạng máy, thì hiện tại giá đã tăng lên 2,4 triệu đến 2,6 triệu đồng; iPhone 6s tăng từ 2,7 – 3 triệu đồng lên 3,4 – 3,7 triệu đồng; iPhone 7 32 GB cũng tăng lên 5,3 triệu đến 5,5 triệu đồng.
Nhiều cửa hàng tăng giá iPhone khóa mạng.
Trước đó, nhiều người sử dụng iPhone lock đã chia sẻ với nhau cách dùng thiết bị này như bản quốc tế. Cụ thể, người dùng chỉ cần nhập vào đoạn mã ICCID vào iPhone đang dùng sim ghép, sau đó lấy sim ghép ra, gắn sim nhà mạng vào và sử dụng bình thường. iPhone lock sau khi sử dụng cách này không bị lỗi danh bạ, kiểm tra tài khoản (bấm *101#), hiển thị danh bạ, Facetime hay những lỗi khác. Đến nay, lỗi vẫn chưa được Apple can thiệp.
Tuy nhiên, ngay sau thông tin lan truyền, các chuyên gia lập tức cảnh báo những nguy hại mà người dùng phải đối mặt, trong đó có nguy cơ lừa đảo mua iPhone quốc tế nhưng thực chất là hàng lock được “phù phép”. Về điều này, anh Trần Mạnh Hiệp, admin diễn đàn Tinh tế cho rằng chỉ cần khôi phục cài đặt gốc (bằng cách vào Cài đặt > Cài đặt chung > Đặt lại > Xoá tất cả nội dung và cài đặt) hoặc cập nhật lên iOS mới để kiểm tra.
Trong khi đó, anh Nguyễn Quang Thái, người có nhiều năm kinh nghiệm về kinh doanh và sửa chữa iPhone tại TP HCM lại nghi ngờ đây là hành động “thả lỏng” của Apple để nhận diện iPhone nào đang dùng sim ghép và liệt vào danh sách đen, sau đó khóa tất cả. “Trong quá khứ, Apple từng làm điều này nhiều lần, do đó tốt nhất người dùng không nên mua chúng”, anh Thái đưa ra lời khuyên.
iPhone lock là loại chỉ dành cho một thị trường nhất định (như Mỹ, Nhật Bản…) do nhà mạng ở đó phân phối, không thể sử dụng ở các nơi khác. Để qua mặt, loại iPhone này cần dùng đến sim ghép – bản vi mạch dùng để lắp chung với thẻ sim nhằm “qua mặt” hệ thống của Apple. Việc sử dụng sim ghép từ lâu không được chấp nhận nhưng vẫn có nhiều người tìm đến do chi phí rẻ hơn nhiều so với hàng chính hãng hoặc bản xách tay quốc tế (đã mở khóa mạng).
Bảo Lâm
Sau khi áp dụng đoạn mã ICCID mới, người dùng iPhone lock chỉ dùng sim ghép một lần.
Theo chủ một cửa hàng bán điện thoại xách tay tại đường Hùng Vương (quận 5, TP HCM), chỉ vài ngày sau khi có đoạn mã ICCID, doanh số iPhone khóa mạng đã tăng 30 đến 40%. Thậm chí cuối tuần qua, cửa hàng của anh gặp phải tình trạng “cháy hàng”, không có máy để bán. “Đây là điều hiếm gặp với iPhone lock trong vài năm qua”, người này tiết lộ.
Trong khi đó, theo một chủ hệ thống iPhone xách tay khác tại phố Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội), doanh số iPhone lock tăng khoảng 20%, chủ yếu là các loại máy đời cũ như iPhone 6, iPhone 6s và iPhone 7. Doanh số hệ thống đạt 20 đến 30 máy mỗi ngày, cao điểm lên tới 40 máy, kết hợp cả bán tại cửa hàng và online. Phía cửa hàng này cũng chủ động tăng giá lên khoảng 15 đến 20% do nhu cầu tăng thời gian gần đây. “Nhu cầu tăng đột ngột trong khi lượng máy trong kho còn ít nên cửa hàng buộc phải nâng giá”, người này nói.
Nhiều cửa hàng bán đồ Apple xách tay tại TP HCM và Hà Nội đã đồng loạt tăng giá bán của iPhone lock. Cụ thể, iPhone 6 tăng khoảng 300.000 đồng đến 500.000 đồng, iPhone 6s tăng khoảng 400.000 đồng đến 700.000 đồng, trong khi iPhone 7 tăng lên trên dưới 1 triệu đồng, iPhone 8 và iPhone X cũng tăng hơn 1 triệu đồng. Nếu trước đây, iPhone 6 lock có giá từ 1,8 triệu đến 2 triệu đồng tùy tình trạng máy, thì hiện tại giá đã tăng lên 2,4 triệu đến 2,6 triệu đồng; iPhone 6s tăng từ 2,7 – 3 triệu đồng lên 3,4 – 3,7 triệu đồng; iPhone 7 32 GB cũng tăng lên 5,3 triệu đến 5,5 triệu đồng.
Nhiều cửa hàng tăng giá iPhone khóa mạng.
Trước đó, nhiều người sử dụng iPhone lock đã chia sẻ với nhau cách dùng thiết bị này như bản quốc tế. Cụ thể, người dùng chỉ cần nhập vào đoạn mã ICCID vào iPhone đang dùng sim ghép, sau đó lấy sim ghép ra, gắn sim nhà mạng vào và sử dụng bình thường. iPhone lock sau khi sử dụng cách này không bị lỗi danh bạ, kiểm tra tài khoản (bấm *101#), hiển thị danh bạ, Facetime hay những lỗi khác. Đến nay, lỗi vẫn chưa được Apple can thiệp.
Tuy nhiên, ngay sau thông tin lan truyền, các chuyên gia lập tức cảnh báo những nguy hại mà người dùng phải đối mặt, trong đó có nguy cơ lừa đảo mua iPhone quốc tế nhưng thực chất là hàng lock được “phù phép”. Về điều này, anh Trần Mạnh Hiệp, admin diễn đàn Tinh tế cho rằng chỉ cần khôi phục cài đặt gốc (bằng cách vào Cài đặt > Cài đặt chung > Đặt lại > Xoá tất cả nội dung và cài đặt) hoặc cập nhật lên iOS mới để kiểm tra.
Trong khi đó, anh Nguyễn Quang Thái, người có nhiều năm kinh nghiệm về kinh doanh và sửa chữa iPhone tại TP HCM lại nghi ngờ đây là hành động “thả lỏng” của Apple để nhận diện iPhone nào đang dùng sim ghép và liệt vào danh sách đen, sau đó khóa tất cả. “Trong quá khứ, Apple từng làm điều này nhiều lần, do đó tốt nhất người dùng không nên mua chúng”, anh Thái đưa ra lời khuyên.
iPhone lock là loại chỉ dành cho một thị trường nhất định (như Mỹ, Nhật Bản…) do nhà mạng ở đó phân phối, không thể sử dụng ở các nơi khác. Để qua mặt, loại iPhone này cần dùng đến sim ghép – bản vi mạch dùng để lắp chung với thẻ sim nhằm “qua mặt” hệ thống của Apple. Việc sử dụng sim ghép từ lâu không được chấp nhận nhưng vẫn có nhiều người tìm đến do chi phí rẻ hơn nhiều so với hàng chính hãng hoặc bản xách tay quốc tế (đã mở khóa mạng).
Bảo Lâm