Theo các nhà khoa học, gián là một trong kẻ sống dai nhất trong tự nhiên bởi chúng có thể sống được trong vòng 30 ngày khi không còn đầu, không cần nước uống trong 2 tuần và nhịn ăn được trong 1 tháng. Với những khả năng đặc biệt này, gián chứng tỏ cho thế giới biết mình kẻ không dễ bị tiêu diệt; cơ thể nhỏ bé và linh hoạt của gián giúp chúng có thể lần trốn ở những con người ít ngờ tới nhất.
Gián vẫn có thể sống ngay cả khi mất đầu. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Sau 2 vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) trong Thế chiến II, nhiều người sốc khi thấy những con gián chui ra từ những đổng đổ nát. Do đó không ít người cho rằng gián có thể sống sót qua 1 vụ nổ bom hạt nhân.
Vậy thực hư là như thế nào?
Mặc dù gián có những khả năng đặc biệt đã được trình bày bên trên và đó là cơ sở cho giả thuyết rằng gián có thể vượt qua một vụ nổ bom nguyên tử nhưng dù cho có lẩn trốn dưới sâu dưới lớp đất đá thế nào đi nữa, chúng vẫn bị ảnh hưởng của bức xạ hạt nhân.
Để làm sáng tỏ vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm với gián Đức khi cho chúng phơi nhiễm phóng xạ với liều lượng tăng dần trong vòng 1 tháng. Mức độ phóng xạ trung bình được ghi nhận là 10.000 rad, tương đương với các tia gamma trong quả bom được Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
Sau 30 ngày trôi qua, một nửa số gián tiếp xúc với phóng xạ 1.000 rad vẫn còn sống, khoảng 10% phơi nhiễm ở mức 10.000 rad còn “nhìn thấy ánh sáng Mặt Trời” nhưng không còn cá thể nào sống sót qua mức độ 100.000 rad. Điều này cho thấy gián vẫn có thể sống sót qua 1 vụ nổ hạt nhân nhưng chắc chắn không thể tồn tại lâu nếu bức xạ quá mạnh hay kéo dài.
Một vụ nổ bom hạt nhân có thể không giết chết gián ngay lập tức nhưng nếu cường độ và thời gian kéo dài thì gián nằm mơ mà sống sót qua được. (Ảnh: Super Listas)
Lý giải cho khả năng này là do sức sống mãnh liệt của gián nhờ vào cấu trúc cơ thể đặc biệt của chúng. Gián có thể chịu được 1 lực gấp 900 lần trọng lượng cơ thể nhờ vào “bộ xương” ngoài chịu lực tốt được tổ hợp từ những tấm lợp xếp chông lên nhau thông qua 1 màng co giãn. Khi bị ép xuống, những tấm lợp này sẽ kéo dãn đều lực tác động sang các chân của gián nhằm làm giảm trọng lực ép xuống. Tuy nhiên, con số 900 lần này quả thực cũng chỉ tương đương với 900g thôi, chứ lớn hơn nữa thì gián đã toi từ lâu rồi!
Ngoài ra, bức xạ hạt nhân khi đi vào cơ thể vẫn ảnh hưởng đến gián và làm chậm chu kì tế bào. Nhưng có 1 điểm khác biệt giữ gián và người là:
“Tế bào con người liên tục phân tách qua từng ngày nên cơ thể rất dễ bị tổn thương nhưng gián chỉ lột xác nhiều nhất là 1 lần/tuần nên khả năng tế bào bị tổn thương do bức xạ là rất thấp.”
Dựa vào tỷ lệ tử vong theo phía quân đội Mỹ, bất kì ai đứng trong phạm vi 2 km từ tâm của vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima vào năm 1945 đều bị nhiễm phóng xạ, nạn nhân có thể tử vong ngay lập tức hoặc gặp phải tổn thương về sau, tùy thuộc vào thời gian phơi nhiễm.
Nếu 1 con gián nằm trong trung tâm 1 vụ nổ bom nguyên tử, chúng sẽ bị thiêu chín trong “lò nướng” lên đến 10 triệu độ; ngay cả khi cách trung tâm vụ nổ gần 50 m, nhiệt độ cũng đã xấp xỉ 10.000oC. Nhiệt độ cao như vậy ngay cả những vật liệu bền như sắt thép còn nóng chảy và bay hơi hết, nói gì đến loài gián chứ!
Sức công phá và bức xạ nhiệt của bom hạt nhân là rất lớn, dủ sức phá hủy mọi thứ. (Ảnh: Balalaika24)
Bên cạnh đó, các vũ khí hạt nhân hiện đại ngày con nguy hiểm hơn rất nhiều so với 2 quả bom ném xuống Hiroshima và Nagasaki, đặc biệt là bom nhiệt hạch với sức công phá hơn rất nhiều bom hạt nhân. Gián có thể sống sót qua bức xạ nhưng phần lớn chúng sẽ chết sau đó.
Dù gián có thể chịu được bom hạt nhân nhưng chúng ta cũng không cần e ngại sinh vật này. Chỉ cần dùng bình xịt gián chuyên dụng là có thể kết liễu lũ côn trùng đáng ghét này hay dùng chân giẫm nát bét chúng là xong nếu bạn không sợ phát tán vi khẩn có hại từ cơ thể gián ra ngoài.
Sơn Tùng