Theo Newsweek, các nhà nghiên cứu từ Đại học Nagasaki, Nhật Bản gần đây đã tìm ra lí do tại sao những con cá blenny lại có hành vi kỳ quặc này – một hành vi được xem là ăn thịt con đẻ (filial cannibalism).Trong bài báo được công bố vào ngày 16/8 trên Current Biology, nhóm nghiên cứu khẳng định blenny ăn trứng để nó có thể tiếp tục sinh sản và tạo ra nhiều trứng càng sớm càng tốt.
Cá “barred-chin blenny” (một họ của cá blenny) được tìm thấy gần rạn san hô ở các vùng của châu Á, chẳng hạn như miền nam Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Sau khi cá cái đẻ trứng, con đực phải ở lại để bảo vệ chúng cho tới khi nở.
Nhưng nếu con cái có ít hơn 1.000 quả trứng, con đực đôi khi sẽ ăn chúng. Trước đây, các nhà khoa học nghĩ rằng cá đực ăn con của mình vì giá trị dinh dưỡng của trứng nhiều hơn những gì chúng sẽ thu được từ việc bảo vệ trứng.
Nghiên cứu mới này cho thấy rằng nhiều khả năng con đực ăn trứng là để không bị chúng “ràng buộc” nữa. Thay vào đó, nó sẽ tìm một con cái khác để sinh sản, với hy vọng “mẻ” trứng mới sẽ có chất lượng tốt hơn.
Lý do cá phải ăn trứng là do mức testosterone của cá đực giảm khi trứng được đẻ vào tổ. Trong thời gian đó, mức testosterone của chúng quá thấp để giao phối. Sau khi trứng nở và các cá con rời tổ, mức testosterone của cá blenny sẽ tăng trở lại.
Cá thường ăn trứng càng nhanh càng tốt hoặc kéo chúng khỏi tổ với hy vọng rằng tổ trống sẽ kích hoạt cơ thể của chúng để phát triển testosterone trở lại. Yukio Matsumoto, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu với New Scientist: “Điều này hàm ý rõ ràng rằng việc loại bỏ trứng là cấp bách và những con đực ăn trứng chủ yếu để loại bỏ chúng, không chỉ đơn thuần là dinh dưỡng”. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sau khi ăn trứng, cá đã giao phối vào ngay ngày hôm sau.
“Blenny barred-chin” không phải là loài cá duy nhất ăn trứng – cá bống cát sẽ chọn lọc và ăn những quả trứng nếu chúng không phát triển nhanh như những trứng khác. Những con đực ở một loài hải âu vây đuôi sẽ ăn trứng trong tổ khi chúng nghi ngờ mình không phải là bố của những con hải âu con chuẩn bị ra đời.
Bạch Đằng
Cá “barred-chin blenny” (một họ của cá blenny) được tìm thấy gần rạn san hô ở các vùng của châu Á, chẳng hạn như miền nam Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Sau khi cá cái đẻ trứng, con đực phải ở lại để bảo vệ chúng cho tới khi nở.
Nhưng nếu con cái có ít hơn 1.000 quả trứng, con đực đôi khi sẽ ăn chúng. Trước đây, các nhà khoa học nghĩ rằng cá đực ăn con của mình vì giá trị dinh dưỡng của trứng nhiều hơn những gì chúng sẽ thu được từ việc bảo vệ trứng.
Nghiên cứu mới này cho thấy rằng nhiều khả năng con đực ăn trứng là để không bị chúng “ràng buộc” nữa. Thay vào đó, nó sẽ tìm một con cái khác để sinh sản, với hy vọng “mẻ” trứng mới sẽ có chất lượng tốt hơn.
Lý do cá phải ăn trứng là do mức testosterone của cá đực giảm khi trứng được đẻ vào tổ. Trong thời gian đó, mức testosterone của chúng quá thấp để giao phối. Sau khi trứng nở và các cá con rời tổ, mức testosterone của cá blenny sẽ tăng trở lại.
Cá thường ăn trứng càng nhanh càng tốt hoặc kéo chúng khỏi tổ với hy vọng rằng tổ trống sẽ kích hoạt cơ thể của chúng để phát triển testosterone trở lại. Yukio Matsumoto, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu với New Scientist: “Điều này hàm ý rõ ràng rằng việc loại bỏ trứng là cấp bách và những con đực ăn trứng chủ yếu để loại bỏ chúng, không chỉ đơn thuần là dinh dưỡng”. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sau khi ăn trứng, cá đã giao phối vào ngay ngày hôm sau.
“Blenny barred-chin” không phải là loài cá duy nhất ăn trứng – cá bống cát sẽ chọn lọc và ăn những quả trứng nếu chúng không phát triển nhanh như những trứng khác. Những con đực ở một loài hải âu vây đuôi sẽ ăn trứng trong tổ khi chúng nghi ngờ mình không phải là bố của những con hải âu con chuẩn bị ra đời.
Bạch Đằng