Theo Bloomberg, 25 ngày dài hơn 2/3 lần so với sức bay tối đa trước đó của Zephyr. Phiên bản sản xuất đầu tiên của vệ tinh giả chạy bằng năng lượng mặt trời này trải qua hơn ba tuần ở tầng bình lưu trái đất, trong chuyến bay đầu tiên sau khi cất cánh từ Arizona hôm 11.7.

Chuyến bay phá vỡ kỷ lục sức chịu đựng trước đó là 14 ngày do nguyên mẫu Zephyr lập nên vào năm 2015. Zephyr đặt mục tiêu trở thành máy bay không người lái do thám rẻ hơn, là sự thay thế ít tốn kém hơn cho các vệ tinh thông thường. Máy bay có sải cánh dài 25 mét, nặng 75 ký và là một trong hai chiếc được Bộ Quốc phòng Anh đặt. Máy bay được chế tạo tại Farnborough (Anh).

Các chuyến bay thử nghiệm bổ sung được lên kế hoạch từ một địa điểm ở Tây Úc, theo Airbus. Công ty hàng không vũ trụ châu Âu cho hay Zephyr cũng có thể đóng vai trò quan trọng giao tiếp từ xa, giám sát hàng hải, tuần tra biên giới, đo thay đổi của môi trường và theo dõi mức lan rộng của thảm họa cháy rừng và tràn dầu.

Zephyr hoạt động ở độ cao cao hơn các hệ thống thời tiết của trái đất vận hành, nơi chỉ có máy bay Concorde, máy bay do thám U2 và Mach 3 SR-71 Blackbird từng bay. Cấu trúc siêu nhẹ còn giúp nó có thể được phóng bằng sức của ba người.