ZTE là một tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc, bên cạnh việc sản xuất các thiết bị viễn thông thì ZTE cũng là một trong 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Tuy nhiên theo báo cáo mới đây của Reuters, Mỹ đã ban hành lệnh cấm các công ty công nghệ trong nước bán linh kiện cho ZTE trong khoảng thời gian 7 năm.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm này, do ZTE đã vi phạm các thỏa thuận và vận chuyển trái phép linh kiện từ Mỹ tới Iran. ZTE được yêu cầu phải sa thải 4 giám đốc cấp cao và 35 nhân viên khác thuộc các nhà cung ứng tại Mỹ.
Động thái này nhằm ngăn chặn việc ZTE can thiệp vào các công ty cung ứng tại Mỹ. Tuy nhiên, ZTE đã không tuân thủ theo đề nghị của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Kết quả là Mỹ thông báo cho tất cả các công ty trong nước cấm bán linh kiện cho ZTE, trong thời gian 7 năm.
Quyết định này có ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất các thiết bị viễn thông và smartphone của ZTE, bởi ước tính khoảng 25 – 30% linh kiện trong các thiết bị của ZTE được cung ứng bởi các nhà sản xuất tại Mỹ.
Nhà phân tích Woody Oh của Strategy Analytics nhận định: “Nếu vấn đề không được giải quyết gấp rút, chúng tôi nghĩ rằng ZTE sẽ phải đối mặt với thảm họa khủng khiếp. ZTE có thể phải dừng mảng kinh doanh smartphone của mình, không chỉ ở Mỹ mà còn ở các thị trường khác”.
Lệnh cấm của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc ZTE sẽ không thể sử dụng các bộ vi xử lý Snapdragon của Qualcomm nữa. Trong khi ZTE có thể tìm đến nhà sản xuất MediaTek để thay thế, nhưng những dòng smartphone cao cấp như Axon 9 với chip Snapdragon 845 có thể sẽ bị khai tử dù chưa ra mắt.
Sự việc còn nghiêm trọng hơn, khi ZTE sẽ không thể hợp tác với cả Google. Lệnh cấm của Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp dụng đối với cả việc xuất khẩu phần mềm của các công ty Mỹ cho ZTE. Đồng nghĩa với việc smartphone của ZTE sẽ không có các phần mềm quan trọng của Google, như Play Store hay Gmail.
Tham khảo: Reuters
Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm này, do ZTE đã vi phạm các thỏa thuận và vận chuyển trái phép linh kiện từ Mỹ tới Iran. ZTE được yêu cầu phải sa thải 4 giám đốc cấp cao và 35 nhân viên khác thuộc các nhà cung ứng tại Mỹ.
Động thái này nhằm ngăn chặn việc ZTE can thiệp vào các công ty cung ứng tại Mỹ. Tuy nhiên, ZTE đã không tuân thủ theo đề nghị của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Kết quả là Mỹ thông báo cho tất cả các công ty trong nước cấm bán linh kiện cho ZTE, trong thời gian 7 năm.
Quyết định này có ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất các thiết bị viễn thông và smartphone của ZTE, bởi ước tính khoảng 25 – 30% linh kiện trong các thiết bị của ZTE được cung ứng bởi các nhà sản xuất tại Mỹ.
Nhà phân tích Woody Oh của Strategy Analytics nhận định: “Nếu vấn đề không được giải quyết gấp rút, chúng tôi nghĩ rằng ZTE sẽ phải đối mặt với thảm họa khủng khiếp. ZTE có thể phải dừng mảng kinh doanh smartphone của mình, không chỉ ở Mỹ mà còn ở các thị trường khác”.
Lệnh cấm của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc ZTE sẽ không thể sử dụng các bộ vi xử lý Snapdragon của Qualcomm nữa. Trong khi ZTE có thể tìm đến nhà sản xuất MediaTek để thay thế, nhưng những dòng smartphone cao cấp như Axon 9 với chip Snapdragon 845 có thể sẽ bị khai tử dù chưa ra mắt.
Sự việc còn nghiêm trọng hơn, khi ZTE sẽ không thể hợp tác với cả Google. Lệnh cấm của Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp dụng đối với cả việc xuất khẩu phần mềm của các công ty Mỹ cho ZTE. Đồng nghĩa với việc smartphone của ZTE sẽ không có các phần mềm quan trọng của Google, như Play Store hay Gmail.
Tham khảo: Reuters