Hình ảnh đụn cát đã được camera của tàu do thám sao Hỏa Orbiter của NASA ghi lại. Nó mô tả vùng Lyot Crater – một miệng hố lớn trong khu vực Vastitas Borealis của Hành tinh Đỏ.
Theo thông cáo báo chí của NASA, đụn cát đặc biệt này có cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều so với các đụn cát xung quanh.
Bề mặt của sao Hỏa có rất nhiều đặc điểm lạ mà gần đây mới được xe tự hành Opportunity của NASA khám phá.
Đầu tháng này, một cơn bão cát khổng lồ đã bao phủ toàn bộ sao Hỏa với những đám mây bụi cao tới 64km.
Những cơn bão cát ở sao Hỏa xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa hè ở hành tinh này, khi nó gần với Mặt trời nhất. Khi khí quyển ấm lên, gió sẽ được tạo ra ở nhiều địa điểm khác nhau và tập hợp những hạt cát bụi nhỏ.
Ngoài ra, dữ liệu của NASA thu được năm 2017 còn cho thấy vào những đêm lạnh, khi những cơn gió va chạm với những đám mây hơi nước trong khí quyển sao Hỏa với một lực vừa đủ, hơi nước biến thành những hạt băng và gây ra tuyết rơi.
Tuy nhiên, những cánh tuyết này hơi khác so với tuyết trên Trái đất. Chúng chỉ dày vài micromet và chưa kịp rơi xuống bề mặt đã bị bốc hơi do khí quyển mỏng của sao Hỏa.