Tokyo 14/6/2018

Tập đoàn
Nikon đã thông báo việc phát triển
ống kính có tiêu cự siêu
tele với cái tên khá dài AF-S
NIKKOR 500mm f / 5.6E PF ED VR với kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ hơn những ống kính công nghệ cũ của Nikon.
Sự khác biệt mà Nikon sẽ trang bị cho AF-S NIKKOR 500mm f / 5.6E PF ED VR để ống kính này đạt hiệu quả hoạt động cao hơn do nhỏ và nhẹ là
thấu kính PF. Với 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất quang học, Nikon tin rằng ống kính này sẽ mở ra một hỗ trợ cho các nhiếp ảnh gia trong nhiều tình huống khác nhau, nhất là lĩnh vực thể thao để có thể đạt được hình ảnh sắc nét với những khoảng khắc bất ngờ.
Giá thành, cấu hình chi tiết, thông số kỹ thuật cũng như ngày ra mắt chưa được Nikon công bố chính thức. Nhưng nếu với việc công bố phát triển từ bây giờ, Photokina 2018 vào tháng 9 không phải là dịp để ra mắt. Có thể, ngày công bố bán ra ống kính sẽ là dịp cận kề Olympic 2020 tại Tokyo như truyền thống cạnh tranh giữa Nikon và Canon.
PF – Sự khác biệt từ thấu kính Phase Fresnel

Có thể nhận thấy sự khác biệt trong cái tên dài ngoằn của ống kính AF-S NIKKOR 500mm f / 5.6E PF ED VR là chữ PF. Đây là chữ viết tắt của cụm từ Phase Fresnel, một thấu kính mà trước đây Nikon đã trang bị cho ống kính AF-S NIKKOR 300mm f/4E PF ED VR đã ra mắt tháng 1 năm 2015 trước đây.
Vậy Phase Fresnel là gì?

Vào năm 1823, ngọn hải đăng Cordouan của Pháp là ngọn hải đăng đầu tiên trên thế giới sử dụng thấu kính Fresnel do nhà vật lý học Augustin-Jean Fresnel tìm ra và áp dụng. Với việc tạo “răng cưa” cho thấu kính, Augustin-Jean Fresnel đã giảm thiểu trọng lượng cũng như kích thước nhỏ gọn của các thấu kính giúp ngọn đèn tỏa sáng hơn và ánh sáng đi xa hơn cho các ngọn hải đăng.
Đang tải 1st-Order-Fresnel-Lens (1).jpg…

Ứng dụng của thấu kính Fresnel trong ngọn đèn hải đăng. Ảnh:
Partsolutions
Đang tải fresnel_diagram.jpg…

So sánh “độ dầy” giữa thấu kính thường ở trên và fresnel ở dưới khi cho cùng hiệu năng. Ảnh:
Sci-Toys.com
Trong cuộc sống, chúng ta cũng bắt gặp thấu kính Fresnel dạng kính lúp mỏng như tấm danh thiếp nhưng có sức hội tụ làm cháy mọi vật như một thấu kính hội tụ rất to và nặng theo kiểu truyền thống. Trước đây, Canon cũng đã theo đuổi công nghệ này và cho ra ống kính EF400mm f/4 DO IS USM vào tháng 12 năm 2001. Canon đã thay đổi tên gọi thấu kính pha Fresnel bằng tên DO (Diffractive Optics). Và nếu như Canon không có động thái nào đưa thấu kính DO lên các tiêu cự xa hơn thì Nikon sẽ dẫn trước trong cuộc đua làm nhỏ, nhẹ hơn những gã khổng lồ Super – Tele.
Một số hình ảnh AF-S NIKKOR 300mm f/4E PF ED VR

Đang tải Nikon_AF-S_300mmf4E_PF_VR_review_03.jpg… Có thể thấy kích thước khá nhỏ gọn của ống kính AF-S NIKKOR 300mm f/4E PF ED VR. Hình bên phải: mặt trước đặc trưng của thấu kính “răng cưa” Fresnel. Ảnh:
Nikonjin
Đang tải Nikon_AF-S_300mmf4E_PF_VR_review_01.jpg… Hình ảnh AF-S NIKKOR 300mm f/4E PF ED VR với các vật thể so sánh kích thước như bàn tay và máy ảnh Nikon D800. Ảnh:
Nikonjin