Natalie Cái-ấy-đàn-ông, xin lỗi tên bạn không dùng để đăng ký được…
Chẳng mấy chốc, dòng tweet của Natalie nhận được hàng trăm bình luận từ những người cảm thông cho hoàn cảnh của cô. “Tôi cũng bị này nhiều, ngạc nhiên chưa?”, Kyle Medick nói (dick cũng là cái ấy của đàn ông).“Tôi biết vấn đề này”, James Butts cho hay (James Mông hoặc James Bàn Tọa).“Biết kiểu này rồi”, Matt Cummings chia sẻ (Matt chức năng sinh lý đàn ông).Còn Arun Dikshit nói rằng thuật toán mang tính thiên vị khiến những rắc rối này hiển hiện mỗi ngày. Một anh chàng tên là Clark Aycock lại thường xuyên phải giải thích vì cứ gửi mail là bị đánh dấu spam, người nhận tưởng đó là email từ website khiêu dâm nào đó.
Chủ đề mà Natalie Weiner và nhiều người có từ ngữ tục tĩu trong tên khai sinh, đang bàn tán liên quan trực tiếp đến những bộ lọc trên Internet. Rắc rối này phổ biến đến mức các nhà khoa học máy tính đã đặt luôn tên cho nó là “Scunthorpe problem”.
Scunthorpe là một thành phố công nghiệp ở Anh, cách London khoảng bốn giờ lái xe về phía bắc. Đây là nhà của khoảng 80.000 người và trong một thời gian ngắn vào năm 1996, không ai trong số họ có thể đăng ký trên AOL, một trong những nhà cung cấp dịch vụ đăng ký internet lớn nhất vào thời điểm đó.
Cụ thể, vấn đề này đã được AOL chú ý sau khi một công dân Scunthorpe tên là Doug Blackie cố gắng đăng ký dịch vụ nhưng không thành.Khi Blackie liên lạc với AOL, anh thông báo rằng việc đăng ký đã thất bại vì hệ thống cho rằng cái tên mang tính xúc phạm. Sự thật, chính cái tên của thành phố này, Scunthorpe, cũng chứa từ ngữ tục tĩu và khiến việc kéo mạng về phố rất khó khăn.Thay vì sửa chữa vấn đề từ gốc rễ, AOL lại thông báo rằng “từ nay nơi đây sẽ được gọi là Sconthorpe” trong hệ thống. Dòng tweet của Weiner cho thấy, “Scunthorpe problem” vẫn chưa biến mất trong hơn 2 thập kỷ qua, dù machine learning và thuật toán kiểm duyệt đã tiến bộ đáng kể. Bất chấp tất cả những sự tiên tiến này, những có từ bậy trong tên họ vẫn phải vật lộn cho tới hôm nay.Theo Motherboard