Việc phát hiện và tìm hiểu về loại đá này có thể giúp tiết lộ những bí mật về sự hình thành hệ mặt trời vốn đầy những bí ẩn thú vị.
Thiên thạch với tên gọi “Tây Bắc Châu Phi (NWA) 11119” có kích thước bằng một trái bóng chày vừa được tìm thấy. Đây là thiên thạch lâu đời nhất được tìm thấy và đang được nhóm các nhà khoa học đến từ Trung tâm Nghiên cứu Thiên thạch ASU (Mỹ) nghiên cứu. Các đồng vị oxy được sử dụng cho thấy thiên thạch trên được hình thành bên ngoài trái đất và thuộc hệ mặt trời, nhưng không thể xác định được cụ thể hành tinh mẹ nào đã tạo ra nó.
Đồng thời, thông qua các giá trị đồng vị đo lường được, có thể xác định thiên thạch này cùng với hai thiên thạch khác mang tên “Tây Bắc Phi 7235” và “Almahata Sitta” xuất phát từ cùng một hành tinh với địa chất phức tạp tạo ra trong hệ mặt trời ban đầu, và khả năng đã va chạm với các hành tinh khác trước khi rơi vào bầu khí quyển và rơi xuống Trái đất.
Những phát hiện được công bố hôm 2-8 trên tạp chí Nature Communications, cung cấp bằng chứng trực tiếp đầu tiên về sự biến đổi về mặt hóa học, những tảng đá giàu silica được hình thành trên các “vi hành tinh” trong suốt quá trình 10 triệu năm đầu tiên của hệ mặt trời, trước khi hình thành nên các hành tinh đất đá như Trái đất.
“Thiên thạch này không giống bất kỳ thiên thạch nào được biết đến trước đó. Nó là viên đá macma có nhiều hàm lượng silica bậc nhất và độ tuổi cũng lâu đời nhất (4.565 tỷ năm).” – Daniel Dunlap, đồng tác giả nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu thiên thạch Đại học bang Arizona cho biết.
“Trong đó, thiên thạch “Tây Bắc Châu Phi (NWA) 11119” hoàn toàn khác biệt so với hơn 40.000 thiên thạch đã được tìm thấy trên Trái Đất”- Poorna Srinivasan tác giả của công trình nghiên cứu tiết lộ.
Các nhà khoa học tin rằng hệ mặt trời được hình thành cách đây 4,6 tỷ năm khi một đám mây đầy khí và bụi được tạo ra bởi một vụ nổ cataclysmic từ một ngôi sao khổng lồ hoặc một siêu hành tinh gần đó. Khi đám mây này sụp đổ, nó tạo thành một đĩa quay với mặt trời ở trung tâm.