Xem “sóng lậu” đội tuyển Olympic Việt Nam và câu chuyện về truyền hình trả tiền
Chiều 14/8, trên Facebook tràn ngập các chia sẻ đường link xem trực tiếp trận bóng giữa Olympic Việt Nam và Olympic Pakistan. Đó là những bản livesteam bị che một phần logo và có một giọng bình luận khác bên cạnh tiếng Việt.
Thực tế, VTV – Đài truyền hình quốc gia đã không chấp nhận mức giá bản quyền truyền hình do KJSMWORLD CORP đưa ra. Trong khi đó, những đơn vị khác thậm chí còn không lên tiếng đàm phán sau khi biết mức giá lên đến 4 triệu USD cho một giải thể thao châu Á.
Cách đây 2 tháng, 5 ngày trước khi World Cup 2018 diễn ra, VTV mới chính thức ký kết hợp đồng mua bản quyền truyền hình giải bóng đá lớn nhất hành tinh. Tổng giá trị hợp đồng là 12 triệu USD. Trước khi Viettel và Vingroup tuyên bố tài trợ, VTV chỉ chấp nhận con số 7-8 triệu USD.
Trong mùa World Cup năm 2006, FPT từng mua toàn bộ bản quyền truyền hình và chia sẻ lại với VTV và HTV. Nhưng đó cũng là năm duy nhất 3 đơn vị trong nước cùng có bản quyền truyền hình. Những năm sau đó, cái tên duy nhất còn lại là VTV.
Thực tế, việc mua bản quyền và truyền dẫn phát sóng trên các kênh quảng bá (miễn phí) đi kèm với bài toán rất khó về kinh doanh. Những con số về bảng giá quảng cáo hàng trăm triệu, thậm chí đến cả nửa tỷ đồng cho 30 giây quảng cáo giữa trận đấu kỳ World Cup vừa diễn ra không đồng nghĩa với việc nguồn thu cho “nhà đài” đủ bù đắp các chi phí về bản quyền. Thực tế, đó chỉ là giá của trận chung kết và chưa trừ đi các khoản chiết khấu cũng như chi phí.
Lãnh đạo một kênh truyền hình tiết lộ: “Việc kinh doanh các sự kiện thể thao lớn trên truyền hình với nhà đài ngày càng khó bởi chi phí bản quyền leo thang quá nhanh trong khi cách làm cho nguồn thu tăng tương ứng không dễ. Nếu cứ nhắm mắt mua mà lỗ nặng thì sẽ khá phức tạp. Do vậy, việc từ chối mua bản quyền ASIAD, không có sóng trực tiếp các sự kiện quan trọng như trận đấu của U23 phục vụ khán giả cũng là vạn bất đắc dĩ”.
Trước khi bị “từ chối” xem các trận đấu có các tuyển thủ U23 trên kênh quảng bá miễn phí, người Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm bị “từ chối” tương tự với các trận đấu hot (Super Sunday) của giải ngoại hạng Anh từ năm 2001. Kể từ thời điểm đó, việc lắp đầu thu K+ hay nâng cấp gói truyền hình cáp hiện tại để xem bóng đá vào mỗi cuối tuần đã là chuyện bình thường.
Amazon, Facebook và bài toán doanh thu phải dựa vào kỳ tích của U23 Việt Nam
Trong bối cảnh người dân Việt Nam chi nhiều tiền hơn cho việc theo dõi các giải thể thao, nhiều đơn vị truyền hình trả tiền đã quan tâm tới thị trường. 5 năm trước, một khái niệm mới được đưa ra là “gói độc quyền của K+” với chỉ một vài trận đấu, giải đấu. Sau đó, những gói độc quyền trên các hệ thống khác cũng liên tiếp được quảng cáo.
Tại Anh Quốc, thị trường bản quyền truyền hình hấp dẫn đến mức thu hút cả Amazon, công ty này đã chi đến 30 triệu Bảng để mua gói 20 trận đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh trong 3 mùa giải liên tiếp (2019 – 2022). Trước đó, SkySports đã mua bản quyền truyền hình 128 trận đấu và BT Sport mua 52 trận. Khi có đến 3 đơn vị sở hữu bản quyền, người Anh sẽ cần chi khoảng 860 bảng/năm mới có thể xem tất cả các trận đấu.
Facebook cũng đang làm nóng thị trường bản quyền truyền hình sau khi bỏ ra 200 triệu bảng để có được bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam và một số nước lân cận. Số tiền trên đã lớn hơn nhiều khả năng chi trả của BeIn Sport và Fox Sport Asia, những đơn vị cũng tham gia đàm phán. Facebook chưa tiết lộ cách thức để xem các trận đấu, nhưng trước mắt giá bản quyền truyền hình đã tiếp tục tăng lên như ý muốn của các đơn vị sở hữu.
Theo VTV, nếu chấp nhận mức giá 4 triệu USD từ đối tác sở hữu bản quyền ASIAD, nguy cơ lỗ là rất lớn. ASIAD là Đại hội Thể thao châu Á và có tới hơn 40 môn thi đấu bên cạnh bóng đá đang nhận được sự quan tâm đặc biệt. Hơn nữa, giá bản quyền truyền hình AFF Cup 2018 (giải bóng đá khu vực Đông Nam Á) cũng có thể tăng cao hơn nữa nếu VTV phục vụ nhu cầu theo dõi đội tuyển Olympic của khán giả.
Fox Sport là một ví dụ tiêu biểu của việc mua bản quyền truyền hình sớm 10 năm. Năm 2011, Fox tuyên bố đã chi ra 400 triệu USD để sở hữu bản quyền 2 kỳ Worldcup (2018 và 2022). Kết cục là đội tuyển Mỹ lại không vượt qua vòng loại World Cup 2018. Trong khi đó, giờ thi đấu tại Nga lại trùng đúng vào lúc người dân bờ đông đi làm còn người bờ tây đi ngủ.
Một kỳ tích của U23 Việt Nam tại Trung Quốc có thể giúp VTV đạt doanh thu lớn, nhưng sau đó là mức giá bản quyền truyền hình tăng đột biến. Doanh thu quảng cáo chỉ có thể tăng mạnh nếu đội tuyển Việt Nam tiếp tục tạo nên kỳ tích. Đây là một ẩn số không dễ đự đoán trong khi doanh thu từ quảng cáo không thể chỉ trông đợi vào kỳ tích.
Chiều 14/8, trên Facebook tràn ngập các chia sẻ đường link xem trực tiếp trận bóng giữa Olympic Việt Nam và Olympic Pakistan. Đó là những bản livesteam bị che một phần logo và có một giọng bình luận khác bên cạnh tiếng Việt.
Thực tế, VTV – Đài truyền hình quốc gia đã không chấp nhận mức giá bản quyền truyền hình do KJSMWORLD CORP đưa ra. Trong khi đó, những đơn vị khác thậm chí còn không lên tiếng đàm phán sau khi biết mức giá lên đến 4 triệu USD cho một giải thể thao châu Á.
Cách đây 2 tháng, 5 ngày trước khi World Cup 2018 diễn ra, VTV mới chính thức ký kết hợp đồng mua bản quyền truyền hình giải bóng đá lớn nhất hành tinh. Tổng giá trị hợp đồng là 12 triệu USD. Trước khi Viettel và Vingroup tuyên bố tài trợ, VTV chỉ chấp nhận con số 7-8 triệu USD.
Trong mùa World Cup năm 2006, FPT từng mua toàn bộ bản quyền truyền hình và chia sẻ lại với VTV và HTV. Nhưng đó cũng là năm duy nhất 3 đơn vị trong nước cùng có bản quyền truyền hình. Những năm sau đó, cái tên duy nhất còn lại là VTV.
Thực tế, việc mua bản quyền và truyền dẫn phát sóng trên các kênh quảng bá (miễn phí) đi kèm với bài toán rất khó về kinh doanh. Những con số về bảng giá quảng cáo hàng trăm triệu, thậm chí đến cả nửa tỷ đồng cho 30 giây quảng cáo giữa trận đấu kỳ World Cup vừa diễn ra không đồng nghĩa với việc nguồn thu cho “nhà đài” đủ bù đắp các chi phí về bản quyền. Thực tế, đó chỉ là giá của trận chung kết và chưa trừ đi các khoản chiết khấu cũng như chi phí.
Lãnh đạo một kênh truyền hình tiết lộ: “Việc kinh doanh các sự kiện thể thao lớn trên truyền hình với nhà đài ngày càng khó bởi chi phí bản quyền leo thang quá nhanh trong khi cách làm cho nguồn thu tăng tương ứng không dễ. Nếu cứ nhắm mắt mua mà lỗ nặng thì sẽ khá phức tạp. Do vậy, việc từ chối mua bản quyền ASIAD, không có sóng trực tiếp các sự kiện quan trọng như trận đấu của U23 phục vụ khán giả cũng là vạn bất đắc dĩ”.
Trước khi bị “từ chối” xem các trận đấu có các tuyển thủ U23 trên kênh quảng bá miễn phí, người Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm bị “từ chối” tương tự với các trận đấu hot (Super Sunday) của giải ngoại hạng Anh từ năm 2001. Kể từ thời điểm đó, việc lắp đầu thu K+ hay nâng cấp gói truyền hình cáp hiện tại để xem bóng đá vào mỗi cuối tuần đã là chuyện bình thường.
Amazon, Facebook và bài toán doanh thu phải dựa vào kỳ tích của U23 Việt Nam
Trong bối cảnh người dân Việt Nam chi nhiều tiền hơn cho việc theo dõi các giải thể thao, nhiều đơn vị truyền hình trả tiền đã quan tâm tới thị trường. 5 năm trước, một khái niệm mới được đưa ra là “gói độc quyền của K+” với chỉ một vài trận đấu, giải đấu. Sau đó, những gói độc quyền trên các hệ thống khác cũng liên tiếp được quảng cáo.
Tại Anh Quốc, thị trường bản quyền truyền hình hấp dẫn đến mức thu hút cả Amazon, công ty này đã chi đến 30 triệu Bảng để mua gói 20 trận đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh trong 3 mùa giải liên tiếp (2019 – 2022). Trước đó, SkySports đã mua bản quyền truyền hình 128 trận đấu và BT Sport mua 52 trận. Khi có đến 3 đơn vị sở hữu bản quyền, người Anh sẽ cần chi khoảng 860 bảng/năm mới có thể xem tất cả các trận đấu.
Facebook cũng đang làm nóng thị trường bản quyền truyền hình sau khi bỏ ra 200 triệu bảng để có được bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam và một số nước lân cận. Số tiền trên đã lớn hơn nhiều khả năng chi trả của BeIn Sport và Fox Sport Asia, những đơn vị cũng tham gia đàm phán. Facebook chưa tiết lộ cách thức để xem các trận đấu, nhưng trước mắt giá bản quyền truyền hình đã tiếp tục tăng lên như ý muốn của các đơn vị sở hữu.
Theo VTV, nếu chấp nhận mức giá 4 triệu USD từ đối tác sở hữu bản quyền ASIAD, nguy cơ lỗ là rất lớn. ASIAD là Đại hội Thể thao châu Á và có tới hơn 40 môn thi đấu bên cạnh bóng đá đang nhận được sự quan tâm đặc biệt. Hơn nữa, giá bản quyền truyền hình AFF Cup 2018 (giải bóng đá khu vực Đông Nam Á) cũng có thể tăng cao hơn nữa nếu VTV phục vụ nhu cầu theo dõi đội tuyển Olympic của khán giả.
Fox Sport là một ví dụ tiêu biểu của việc mua bản quyền truyền hình sớm 10 năm. Năm 2011, Fox tuyên bố đã chi ra 400 triệu USD để sở hữu bản quyền 2 kỳ Worldcup (2018 và 2022). Kết cục là đội tuyển Mỹ lại không vượt qua vòng loại World Cup 2018. Trong khi đó, giờ thi đấu tại Nga lại trùng đúng vào lúc người dân bờ đông đi làm còn người bờ tây đi ngủ.
Một kỳ tích của U23 Việt Nam tại Trung Quốc có thể giúp VTV đạt doanh thu lớn, nhưng sau đó là mức giá bản quyền truyền hình tăng đột biến. Doanh thu quảng cáo chỉ có thể tăng mạnh nếu đội tuyển Việt Nam tiếp tục tạo nên kỳ tích. Đây là một ẩn số không dễ đự đoán trong khi doanh thu từ quảng cáo không thể chỉ trông đợi vào kỳ tích.
Clip xúc động: HLV Park Hang Seo truyền lửa cho cầu thủ Olympic Việt Nam trước trận ra quân ở ASIAD 2018
Trí thức trẻ