Lợi ích của Cobots đó là làm tăng năng suất, giảm chi phí lắp đặt, dễ dàng sử dụng hơn so với các mẫu robot công nghiệp truyền thống.
Trong thời gian một vài năm trở lại đây, Chính phủ đã tích cực tập trung vào việc phát triển các sáng kiến và ban hành pháp luật để đẩy nhanh quá trình tự động hoá. Trong số những nỗ lực này gồm có Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, ưu tiên vào tầm quan trọng của robot công nghiệp và tự động hoá công nghệ cao.
Tuy nhiên trong khu vực, việc triển khai robot – công nghệ đi đầu trong cuộc CMCN 4.0 cùng với AI ở Việt Nam vẫn còn thấp. Theo thống kê ở Đông Nam Á, Singapore dẫn đầu trong việc sử dụng robot với 488 con / 10.000 lao động, tiếp theo là Thái Lan và Malaysia với 45 con và 34 con. Còn tại Việt Nam mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Nhằm đẩy mạnh sản xuất, nhu cầu sử dụng robot và tạo bàn đạp cho cuộc CMCN 4.0 tại Việt Nam, Universal Robots (UR) – nhà tiên phong trong thị trường robot cộng tác, đã tổ chức hội thảo giới thiệu và dự kiến sẽ mang đến triển lãm Vietnam Manufacturing (VME) 2018 tại Hà Nội nhiều mẫu sản phẩm độc đáo.
Phát biểu tại buổi hội thảo, bà Shermine Gotfredsen, Tổng Giám đốc khu vực ĐNA – Thái Bình Dương tại UR, cho biết: “Nhu cầu cobots đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam khi các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ tiên tiến và robot để duy trì lợi thế cạnh tranh.”
Chuyên môn của UR trong lĩnh vực tự động hoá đó là sản xuất, sử dụng các robot được thiết kế để làm việc cùng con người một cách an toàn (còn gọi là ‘cobots’). Những robot này sở hữu các tính năng an toàn sẵn có, được thiết kế gọn nhẹ, chắc chắn và linh hoạt, giúp chúng hoạt động dễ dàng trong không gian nhỏ và nhiều ngành công nghiệp đa dạng.
Cận cảnh một cobots của Universal Robot tại triển lãm Vietnam Manufacturing (VME) 2018.
“Robot truyền thống thường được biết đến với chi phí đầu tư tốn kém, lắp đặt rắc rối, khiến cho không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư tự động hoá”, bà Gotfredsen nhận định. “Nhằm loại bỏ những nhược điểm này, chúng tôi mang đến sản phẩm Cobots nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng đầu ra, cung cấp môi trường làm việc thân thiện, dễ dàng triển khai, và có chi phí thấp hơn từ 30-40%.”
Theo UR, hiện đã có hơn 25.000 cobots được triển khai tại hơn 50 quốc gia, giúp công ty đạt doanh thu 70 triệu USD trong năm 2017, tăng 72% so với năm 2016.
Tại Việt Nam, hệ thống Cobots UR đang cải thiện hiệu quả sản xuất và sự an toàn của công nhân tại Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Meiko Việt Nam – một nhà sản xuất bảng mạnh PCB theo công nghệ Nhật Bản.
Nguyễn Nguyễn
Trong thời gian một vài năm trở lại đây, Chính phủ đã tích cực tập trung vào việc phát triển các sáng kiến và ban hành pháp luật để đẩy nhanh quá trình tự động hoá. Trong số những nỗ lực này gồm có Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, ưu tiên vào tầm quan trọng của robot công nghiệp và tự động hoá công nghệ cao.
Tuy nhiên trong khu vực, việc triển khai robot – công nghệ đi đầu trong cuộc CMCN 4.0 cùng với AI ở Việt Nam vẫn còn thấp. Theo thống kê ở Đông Nam Á, Singapore dẫn đầu trong việc sử dụng robot với 488 con / 10.000 lao động, tiếp theo là Thái Lan và Malaysia với 45 con và 34 con. Còn tại Việt Nam mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Nhằm đẩy mạnh sản xuất, nhu cầu sử dụng robot và tạo bàn đạp cho cuộc CMCN 4.0 tại Việt Nam, Universal Robots (UR) – nhà tiên phong trong thị trường robot cộng tác, đã tổ chức hội thảo giới thiệu và dự kiến sẽ mang đến triển lãm Vietnam Manufacturing (VME) 2018 tại Hà Nội nhiều mẫu sản phẩm độc đáo.
Phát biểu tại buổi hội thảo, bà Shermine Gotfredsen, Tổng Giám đốc khu vực ĐNA – Thái Bình Dương tại UR, cho biết: “Nhu cầu cobots đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam khi các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ tiên tiến và robot để duy trì lợi thế cạnh tranh.”
Chuyên môn của UR trong lĩnh vực tự động hoá đó là sản xuất, sử dụng các robot được thiết kế để làm việc cùng con người một cách an toàn (còn gọi là ‘cobots’). Những robot này sở hữu các tính năng an toàn sẵn có, được thiết kế gọn nhẹ, chắc chắn và linh hoạt, giúp chúng hoạt động dễ dàng trong không gian nhỏ và nhiều ngành công nghiệp đa dạng.
Cận cảnh một cobots của Universal Robot tại triển lãm Vietnam Manufacturing (VME) 2018.
“Robot truyền thống thường được biết đến với chi phí đầu tư tốn kém, lắp đặt rắc rối, khiến cho không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư tự động hoá”, bà Gotfredsen nhận định. “Nhằm loại bỏ những nhược điểm này, chúng tôi mang đến sản phẩm Cobots nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng đầu ra, cung cấp môi trường làm việc thân thiện, dễ dàng triển khai, và có chi phí thấp hơn từ 30-40%.”
Theo UR, hiện đã có hơn 25.000 cobots được triển khai tại hơn 50 quốc gia, giúp công ty đạt doanh thu 70 triệu USD trong năm 2017, tăng 72% so với năm 2016.
Tại Việt Nam, hệ thống Cobots UR đang cải thiện hiệu quả sản xuất và sự an toàn của công nhân tại Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Meiko Việt Nam – một nhà sản xuất bảng mạnh PCB theo công nghệ Nhật Bản.
Nguyễn Nguyễn