Vào thời điểm công nghệ sạc không dây mới xuất hiện, nó có nhiều giới hạn, nhưng những vấn đề như bạn cần phải đặt máy chính xác vào một điểm nào đó, hay tốc độ sạc cực kỳ chậm…đã dần được khắc phục theo thời gian.
Samsung đã rất nhanh tay trong việc mang sạc không dây lên các điện thoại Galaxy của mình, nhưng độ phổ biến của công nghệ này chỉ đạt đỉnh điểm khi Apple mang nó lên iPhone vào năm ngoái. Cũng bắt đầu từ đó, cuộc chiến giữa các chuẩn sạc đã xảy ra, và kẻ chiến thắng là Wireless Power Consortium với chuẩn Qi mà chúng ta nghe nói đến rất nhiều khi nhắc đến sạc không dây.
Rõ ràng việc sử dụng sạc không dây mang lại nhiều lợi thế so với sạc có dây thông thường. Bạn không phải luôn mang theo một sợi cáp mỗi khi muốn sạc pin điện thoại, đặc biệt vào lúc nửa đêm khi bạn không muốn lục đục tìm sạc và vô tình đánh thức vợ/chồng mình đang ngủ. Nhưng mọi thứ đều có ưu và nhược. Sạc không dây không phải ngoại lệ, và một số người bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng liệu nó có nhược điểm gì chưa lộ diện hay không? Một số bài viết, chủ đề thảo luận và các bình luận về sạc không dây cho rằng nó sẽ khiến pin nhanh chai hơn so với sạc có dây truyền thống. Nhưng có đúng như vậy không?
Pin điện thoại hoạt động như thế nào?
Smartphone của chúng ta sử dụng pin lithium-ion. Các cell pin có 2 điện cực: cathode và anode, với chất điện phân nằm giữa cho phép các ion lithium di chuyển giữa 2 điện cực. Khi bạn sạc pin, các ion đi từ cực dương sang cực âm, và khi bạn xả pin, chúng đi theo hướng ngược lại.
“Năng lượng điện biến đổi thành năng lượng hoá học trong suốt quá trình sạc và quá trình ngược lại diễn ra khi xả pin” – Tiến sỹ Daniel Abraham, nhà khoa học cấp cao tại Argonne Laboratory cho biết.
Các hãng sản xuất pin quyết định bao nhiêu năng lượng có thể được lưu trữ trong cell pin, và điều đó quyết định chúng ta có bao nhiêu lượng pin để sử dụng.
“Nhà sản xuất quyết định điện áp cắt trên và điện áp cắt dưới, vốn không đổi, và chu kỳ cell giữa hai khoảng điện áp đó” – Tiến sỹ Abraham giải thích – “Miễn bạn chọn khoảng điện áp phù hợp, bạn có thể xoay vòng các cell này hàng ngàn lần“.
Bạn không thể vượt quá những giới hạn nói trên khi đặt điện thoại trên đế sạc không dây quá lâu, hay cắm sạc nó xuyên đêm. Bạn cũng không thể xả pin xuống dưới mức điện áp cắt dưới được đặt ra bởi nhà sản xuất. Những giới hạn này không thay đổi dù bạn sạc pin từ nguồn nào.
“Không quan trọng liệu bạn dùng sạc không dây hay có dây” – Tiến sỹ Abraham nói – “Bạn sẽ không thể sạc quá mức hay xả pin quá mức giới hạn của một cell pin“.
Giới hạn chu kỳ sạc
Những viên pin khác nhau có các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng nếu bạn sạc pin vượt quá một số chu kỳ sạc nhất định, pin sẽ bị chai. Ví dụ, pin iPhone được thiết kế để vẫn giữ được tối đa 80% dung lượng ban đầu sau khi bạn hoàn tất 500 chu kỳ sạc.
Một trong những lời phàn nàn liên quan sạc không dây mà chúng ta thường nghe là khi sạc pin bằng cáp sạc thông thường, pin được nghỉ, nhưng khi sạc không dây thì không. Do đó, pin vượt quá số chu kỳ sạc giới hạn của nó nhanh hơn và chai nhanh hơn. Nhưng có đúng không?
“Pin điện thoại không bị cạn đi khi bạn vừa sạc không dây vừa sử dụng” – Menno Treffers, chủ tịch Wireless Power Consortium nói – “Đây là một sự hiểu lầm“.
Nếu bạn muốn làm chu kỳ sạc chậm lại, cách đơn giản nhất là giảm lượng điện năng tiêu thụ. Một ứng dụng chạy ngầm thường xuyên gửi dữ liệu trong nền, hay dùng điện thoại trong khu vực sóng di động yếu khiến nó phải cố gắng tăng mức tín hiệu để kết nối đều tiềm ẩn khả năng khiến tuổi thọ pin bị ảnh hưởng hơn cả thói quen sạc pin của bạn.
Bên cạnh đó, quy trình sản xuất pin cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ của pin.
“Chất lượng của vật liệu sử dụng để sản xuất pin cũng tạo nên một khác biệt lớn đến thời lượng pin” – Tiến sỹ Abraham giải thích – “Tiền nào của nấy“.
Lợi ích tiềm tàng của sạc không dây
Như vậy, không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy sạc không dây khiến pin smartphone nhanh chai hơn so với sạc có dây. Ngược lại, nó còn có một vài lợi ích đáng giá. Nhờ sạc không dây, cổng sạc sẽ ít có khả năng bị hỏng hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan cổng này và phải mang máy đi sửa.
“Bản thân cục sạc cũng không gặp hư hỏng trong quá trình sử dụng” – Treffers nói – “Như vậy, sạc không dây rất lý tưởng nếu được dùng tại các điểm sạc công cộng trong khách sạn, xe cộ, nhà hàng, và tàu hoả“.
Một vấn đề được khá nhiều người quan tâm là bạn tốt nhất nên để pin được sạc một phần. Liệu có ổn không nếu bạn sạc smartphone xuyên đêm? Thực ra thì lời khuyên ở đây là viên pin sẽ trụ được lâu hơn nếu dung lượng của nó nằm ở mức từ 50 đến 80%.
“Bằng cách liên tục sạc pin trong ngày và không để pin tụt xuống dưới 50%, bạn sẽ có thể tăng tuổi thọ của pin” – Treffers xác nhận – “Theo một nghiên cứu thì tuổi thọ pin sẽ tăng gấp 4 lần khi độ sâu của việc xả pin – tức lượng pin bị cạn đi – không vượt quá 50%, thay vì cạn sạch 100%”.
Tất nhiên, sạc không dây không hoàn hảo. Bên cạnh tốc độ sạc chậm, bạn cần quan tâm đến vấn đề nhiệt độ.
Nhiệt độ khi sạc không dây
“Sự xuống cấp về mặt hiệu năng của các cell pin bị ảnh hưởng bởi thời gian, nhiệt độ và giới hạn điện áp” – Tiến sỹ Abraham nói tiếp – “Để tăng lượng điện năng lưu trữ trong cell pin, các nhà sản xuất luôn tìm cách đẩy cao giới hạn điện áp“.
Chúng ta không thể ngừng thời gian, và giới hạn điện áp thì được đặt ra bởi nhà sản xuất, do đó chỉ còn nhiệt độ mà thôi.
Đã bao giờ bạn để ý điện thoại của mình nóng lên khi sạc không dây chưa? Nếu bạn để nguyên ốp lưng và sạc, hay bạn đặt nó chưa đúng vị trí trên đế sạc, máy sẽ còn nóng hơn nữa.
“Hầu hết pin điện thoại đều bị hỏng khi tiếp xúc với nhiệt, đó là lý do tại sao cần phải đảm bảo rằng đế sạc được chứng nhận chuẩn Qi” – Treffers giải thích – “Các thiết bị đã được chứng nhận, tức chúng đã được thử nghiệm khắt khe để đảm bảo nhiệt độ không tăng lên đến mức nguy hiểm hay có khả năng gây thiệt hại“.
Có vẻ nhiệt độ, chứ không phải thói quen sạc pin, mới là thứ chúng ta nên để ý nếu muốn pin điện thoại trụ được lâu nhất có thể. Nhiều đế sạc không dây loại xịn thậm chí còn được tích hợp quạt và hệ thống làm mát. Nhưng đây lại không phải là một vấn đề nghiêm trọng làm mất uy tín của sạc không dây, bởi khi sạc có dây, điện thoại cũng nóng lên đấy thôi?
Nếu bạn quan ngại vấn đề này, tốt nhất đừng đặt điện thoại tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bên bệ cửa sổ hay trong xe hơi nóng nực. Đừng dùng điện thoại để chơi các game đồ hoạ khủng trong khi đang cắm sạc. Và đừng sử dụng các đế sạc không dây hay có dây mà chưa được kiểm chứng.
Cuối cùng, dù phụ thuộc nhiều vào quy trình sản xuất, các thiết lập mà nhà sản xuất điện thoại lựa chọn, và các bạn sử dụng điện thoại của mình, nhưng với việc tốc độ sạc và dung lượng pin được đẩy ngày càng cao hơn, tuổi thọ của pin có lẽ là không còn là một vấn đề đáng quan tâm nữa.
Có thể chúng ta thấy rằng công nghệ sạc nhanh thông qua sạc có dây – vốn đang ngày một nhanh hơn – có thể khiến điện thoại nóng lên rất nhiều và điều này hoàn toàn không tốt cho pin. Nhưng đó là không nằm trong phạm vi bài viết này. Còn câu trả lời cho tiêu đề ban đầu: sạc không dây có khiến pin bị chai nhanh hơn không, là không. Sạc không dây không khiến pin bị xuống cấp nhanh hơn!
Tham khảo: DigitalTrends Tất tần tật về nhà máy trữ điện bằng pin lithium-ion lớn nhất thế giới của Tesla
Samsung đã rất nhanh tay trong việc mang sạc không dây lên các điện thoại Galaxy của mình, nhưng độ phổ biến của công nghệ này chỉ đạt đỉnh điểm khi Apple mang nó lên iPhone vào năm ngoái. Cũng bắt đầu từ đó, cuộc chiến giữa các chuẩn sạc đã xảy ra, và kẻ chiến thắng là Wireless Power Consortium với chuẩn Qi mà chúng ta nghe nói đến rất nhiều khi nhắc đến sạc không dây.
Rõ ràng việc sử dụng sạc không dây mang lại nhiều lợi thế so với sạc có dây thông thường. Bạn không phải luôn mang theo một sợi cáp mỗi khi muốn sạc pin điện thoại, đặc biệt vào lúc nửa đêm khi bạn không muốn lục đục tìm sạc và vô tình đánh thức vợ/chồng mình đang ngủ. Nhưng mọi thứ đều có ưu và nhược. Sạc không dây không phải ngoại lệ, và một số người bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng liệu nó có nhược điểm gì chưa lộ diện hay không? Một số bài viết, chủ đề thảo luận và các bình luận về sạc không dây cho rằng nó sẽ khiến pin nhanh chai hơn so với sạc có dây truyền thống. Nhưng có đúng như vậy không?
Pin điện thoại hoạt động như thế nào?
Smartphone của chúng ta sử dụng pin lithium-ion. Các cell pin có 2 điện cực: cathode và anode, với chất điện phân nằm giữa cho phép các ion lithium di chuyển giữa 2 điện cực. Khi bạn sạc pin, các ion đi từ cực dương sang cực âm, và khi bạn xả pin, chúng đi theo hướng ngược lại.
“Năng lượng điện biến đổi thành năng lượng hoá học trong suốt quá trình sạc và quá trình ngược lại diễn ra khi xả pin” – Tiến sỹ Daniel Abraham, nhà khoa học cấp cao tại Argonne Laboratory cho biết.
Các hãng sản xuất pin quyết định bao nhiêu năng lượng có thể được lưu trữ trong cell pin, và điều đó quyết định chúng ta có bao nhiêu lượng pin để sử dụng.
“Nhà sản xuất quyết định điện áp cắt trên và điện áp cắt dưới, vốn không đổi, và chu kỳ cell giữa hai khoảng điện áp đó” – Tiến sỹ Abraham giải thích – “Miễn bạn chọn khoảng điện áp phù hợp, bạn có thể xoay vòng các cell này hàng ngàn lần“.
Bạn không thể vượt quá những giới hạn nói trên khi đặt điện thoại trên đế sạc không dây quá lâu, hay cắm sạc nó xuyên đêm. Bạn cũng không thể xả pin xuống dưới mức điện áp cắt dưới được đặt ra bởi nhà sản xuất. Những giới hạn này không thay đổi dù bạn sạc pin từ nguồn nào.
“Không quan trọng liệu bạn dùng sạc không dây hay có dây” – Tiến sỹ Abraham nói – “Bạn sẽ không thể sạc quá mức hay xả pin quá mức giới hạn của một cell pin“.
Giới hạn chu kỳ sạc
Những viên pin khác nhau có các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng nếu bạn sạc pin vượt quá một số chu kỳ sạc nhất định, pin sẽ bị chai. Ví dụ, pin iPhone được thiết kế để vẫn giữ được tối đa 80% dung lượng ban đầu sau khi bạn hoàn tất 500 chu kỳ sạc.
Một trong những lời phàn nàn liên quan sạc không dây mà chúng ta thường nghe là khi sạc pin bằng cáp sạc thông thường, pin được nghỉ, nhưng khi sạc không dây thì không. Do đó, pin vượt quá số chu kỳ sạc giới hạn của nó nhanh hơn và chai nhanh hơn. Nhưng có đúng không?
“Pin điện thoại không bị cạn đi khi bạn vừa sạc không dây vừa sử dụng” – Menno Treffers, chủ tịch Wireless Power Consortium nói – “Đây là một sự hiểu lầm“.
Nếu bạn muốn làm chu kỳ sạc chậm lại, cách đơn giản nhất là giảm lượng điện năng tiêu thụ. Một ứng dụng chạy ngầm thường xuyên gửi dữ liệu trong nền, hay dùng điện thoại trong khu vực sóng di động yếu khiến nó phải cố gắng tăng mức tín hiệu để kết nối đều tiềm ẩn khả năng khiến tuổi thọ pin bị ảnh hưởng hơn cả thói quen sạc pin của bạn.
Bên cạnh đó, quy trình sản xuất pin cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ của pin.
“Chất lượng của vật liệu sử dụng để sản xuất pin cũng tạo nên một khác biệt lớn đến thời lượng pin” – Tiến sỹ Abraham giải thích – “Tiền nào của nấy“.
Lợi ích tiềm tàng của sạc không dây
Như vậy, không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy sạc không dây khiến pin smartphone nhanh chai hơn so với sạc có dây. Ngược lại, nó còn có một vài lợi ích đáng giá. Nhờ sạc không dây, cổng sạc sẽ ít có khả năng bị hỏng hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan cổng này và phải mang máy đi sửa.
“Bản thân cục sạc cũng không gặp hư hỏng trong quá trình sử dụng” – Treffers nói – “Như vậy, sạc không dây rất lý tưởng nếu được dùng tại các điểm sạc công cộng trong khách sạn, xe cộ, nhà hàng, và tàu hoả“.
Một vấn đề được khá nhiều người quan tâm là bạn tốt nhất nên để pin được sạc một phần. Liệu có ổn không nếu bạn sạc smartphone xuyên đêm? Thực ra thì lời khuyên ở đây là viên pin sẽ trụ được lâu hơn nếu dung lượng của nó nằm ở mức từ 50 đến 80%.
“Bằng cách liên tục sạc pin trong ngày và không để pin tụt xuống dưới 50%, bạn sẽ có thể tăng tuổi thọ của pin” – Treffers xác nhận – “Theo một nghiên cứu thì tuổi thọ pin sẽ tăng gấp 4 lần khi độ sâu của việc xả pin – tức lượng pin bị cạn đi – không vượt quá 50%, thay vì cạn sạch 100%”.
Tất nhiên, sạc không dây không hoàn hảo. Bên cạnh tốc độ sạc chậm, bạn cần quan tâm đến vấn đề nhiệt độ.
Nhiệt độ khi sạc không dây
“Sự xuống cấp về mặt hiệu năng của các cell pin bị ảnh hưởng bởi thời gian, nhiệt độ và giới hạn điện áp” – Tiến sỹ Abraham nói tiếp – “Để tăng lượng điện năng lưu trữ trong cell pin, các nhà sản xuất luôn tìm cách đẩy cao giới hạn điện áp“.
Chúng ta không thể ngừng thời gian, và giới hạn điện áp thì được đặt ra bởi nhà sản xuất, do đó chỉ còn nhiệt độ mà thôi.
Đã bao giờ bạn để ý điện thoại của mình nóng lên khi sạc không dây chưa? Nếu bạn để nguyên ốp lưng và sạc, hay bạn đặt nó chưa đúng vị trí trên đế sạc, máy sẽ còn nóng hơn nữa.
“Hầu hết pin điện thoại đều bị hỏng khi tiếp xúc với nhiệt, đó là lý do tại sao cần phải đảm bảo rằng đế sạc được chứng nhận chuẩn Qi” – Treffers giải thích – “Các thiết bị đã được chứng nhận, tức chúng đã được thử nghiệm khắt khe để đảm bảo nhiệt độ không tăng lên đến mức nguy hiểm hay có khả năng gây thiệt hại“.
Có vẻ nhiệt độ, chứ không phải thói quen sạc pin, mới là thứ chúng ta nên để ý nếu muốn pin điện thoại trụ được lâu nhất có thể. Nhiều đế sạc không dây loại xịn thậm chí còn được tích hợp quạt và hệ thống làm mát. Nhưng đây lại không phải là một vấn đề nghiêm trọng làm mất uy tín của sạc không dây, bởi khi sạc có dây, điện thoại cũng nóng lên đấy thôi?
Nếu bạn quan ngại vấn đề này, tốt nhất đừng đặt điện thoại tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bên bệ cửa sổ hay trong xe hơi nóng nực. Đừng dùng điện thoại để chơi các game đồ hoạ khủng trong khi đang cắm sạc. Và đừng sử dụng các đế sạc không dây hay có dây mà chưa được kiểm chứng.
Cuối cùng, dù phụ thuộc nhiều vào quy trình sản xuất, các thiết lập mà nhà sản xuất điện thoại lựa chọn, và các bạn sử dụng điện thoại của mình, nhưng với việc tốc độ sạc và dung lượng pin được đẩy ngày càng cao hơn, tuổi thọ của pin có lẽ là không còn là một vấn đề đáng quan tâm nữa.
Có thể chúng ta thấy rằng công nghệ sạc nhanh thông qua sạc có dây – vốn đang ngày một nhanh hơn – có thể khiến điện thoại nóng lên rất nhiều và điều này hoàn toàn không tốt cho pin. Nhưng đó là không nằm trong phạm vi bài viết này. Còn câu trả lời cho tiêu đề ban đầu: sạc không dây có khiến pin bị chai nhanh hơn không, là không. Sạc không dây không khiến pin bị xuống cấp nhanh hơn!
Tham khảo: DigitalTrends Tất tần tật về nhà máy trữ điện bằng pin lithium-ion lớn nhất thế giới của Tesla