Quartz cho hay thực tế này vừa bị các thương hiệu danh tiếng để ý và lên tiếng.
tin liên quan
eBay chi 573 triệu USD mua hãng thương mại điện tử Qoo10
Cuối tuần trước, Skyworth, nhà sản xuất thiết bị nghe nhìn của Trung Quốc, yêu cầu Pinduoduo bỏ sản phẩm Skyworth giả ra khỏi nền tảng, và cho biết họ có quyền kiện chuyện này. Hôm 19.7, nhà sản xuất tã giấy Daddy’s Choice của Mỹ đệ đơn kiện Pinduoduo vi phạm thương hiệu lên tòa án New York. Daddy’s Choice cáo buộc doanh nghiệp Trung Quốc cố ý cho phép bán các sản phẩm giả, nhái.
Pinduoduo tuyên bố họ nỗ lực để ngăn chặn người bán bán sản phẩm giả mạo. Hãng trình bày rằng nếu một sản phẩm bị chứng minh là giả, người bán phải hoàn trả cho người mua hàng gấp 10 lần so với mức giá niêm yết. Nền tảng cũng có chỗ để người tiêu dùng báo cáo hàng giả, hàng nhái.
Dù vậy thật không khó để phát hiện hàng giả trên Pinduoduo. Thường thì đồ nhái có tên gần giống tên thương hiệu gốc, dù có vài thay đổi nhỏ trong ký tự tiếng Hoa. Font chữ và các yếu tố thiết kế thường bóc trần việc thương hiệu nào đang nhái, giả.
Cả sản phẩm của các hãng công nghệ, điện tử tiêu dùng cũng bị làm giả, nhái. Đơn cử, nhà sản xuất điện thoại thông minh Vivo của Trung Quốc có hàng giả tên là Vivi trên Pinduoduo. Vivo đã trao đổi riêng với Pinduoduo về việc này trước khi có động thái chống hàng giả. Người tiêu dùng cũng để ý một thương hiệu khác na ná Samsung là Shaasuivg.
Thương hiệu nhái bán sản phẩm với giá thấp, thu hút những người tiêu dùng chuộng đồ rẻ mà Pinduoduo nhắm đến ở nhiều thành phố nhỏ Trung Quốc. Nhờ groupon (nhóm mua), nền tảng của Pinduoduo phổ biến hơn khi người tiêu dùng giới thiệu bạn bè, người thân của họ đến mua sắm thông qua mạng xã hội.
Pinduoduo không phải nền tảng Trung Quốc duy nhất bán đồ giả, nhái. Hồi tháng 1, giới chức thương mại Mỹ xếp Taobao của Alibaba vào nhóm “thị trường độc hại” vì hàng giả, nhái dù hãng thương mại điện tử số một Trung Quốc cho biết họ đẩy mạnh nỗ lực quản lý thị trường.