Stent là một khung đỡ bằng kim loại dùng trong y học, thuộc dạng thiết bị mang tính thụ động, được cấy vào trong những động mạch bị tắc để nong chúng lên và giúp máu lưu thông tốt, ngăn chặn những cơn suy tim.
Cấy các stent để điều trị bệnh tim là một tiến trình tương đối thành công kể từ khi được đưa vào sử dụng trong những năm 1980, nhưng liệu pháp này cũng mang lại các nguy cơ cho người bệnh. Một biến chứng phổ biến là restenosis, tình trạng do mô lân cận phát triển quanh stent khiến động mạch tiếp tục bị thu hẹp. Các bác sĩ thường theo dõi biến chứng này qua scan CT nhưng đó không phải phương pháp thuận lợi và đáng tin cậy.
Để giải quyết vấn đề, các nhà khoa học đã phát triển những stent tốt hơn.
Gần đây, các nhà nghiên cứu tại ĐH British Columbia (UBC) của Canada đã tiến thêm một bước nữa, khi phát triển một stent thông minh, giúp quan sát các dấu hiệu xuất hiện sớm về hẹp động mạch và gửi một tín hiệu qua hệ thống không dây để báo động đến bệnh nhân và bác sĩ.
Trong nghiên cứu mới này, nhóm các nhà khoa học tại UBC đã làm cho stent có một vai trò tích cực hơn. Stent thông minh được hình thành với một cảm biến tí hon, liên tục theo dõi những thay đổi về lưu lượng máu và khi nó phát hiện những bất thường dù nhỏ, có liên quan đến giai đoạn đầu của sự tái hẹp ở động mạch, nó sẽ phát tín hiệu báo động ngay đến bệnh nhân hay bác sĩ để có biện pháp xử lý trước khi tình trạng trở nên tồi tệ.
“Chúng tôi tinh chỉnh stent để chúng có chức năng như một ăng ten thu nhỏ và phát triển thêm một vi cảm biến đặc biệt có nhiệm vụ theo dõi liên tục lưu lượng máu”, Kenichi Takahata, nhà khoa học đứng đầu cuộc nghiên cứu này, nói, “Dữ liệu sau đó được gửi bằng tín hiệu không dây đến một đầu đọc bên ngoài, cung cấp thông tin cập nhật liên tục về tình trạng của động mạch”.
Các stent này được làm từ thép không gỉ cao cấp của ngành y tế và do cũng giống với những thiết bị hiện đang có nên các nhà nghiên cứu cho biết nó cũng được cấy ghép qua một tiến trình tương tự như trước nay y học vẫn sử dụng. Tuy nhiên, khi đã được đặt đúng vị trí, thiết bị thông minh này sẽ loại bỏ việc theo dõi các dấu hiệu hẹp động mạch trở lại qua scan CT, giúp giảm bớt các thăm khám phức tạp cho người bệnh. Thay vào đó, nó có chức năng phát tín hiệu cảnh báo bằng sóng điện từ qua một ăng ten ngoài, đặt trên da đến bộ phận đọc.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thiết bị này trong phòng thí nghiệm và kết quả cho thấy nó hoạt động như mong muốn. Với các kết quả ban đầu đầy hứa hẹn, các nhà khoa học hiện đang có kế hoạch tiếp tục tinh chỉnh stent để sẵn sàng thí nghiệm trên người trong thời gian ngắn nhất.
Nghiên cứu này đã được đăng trên tờ Advanced Science.
Cấy các stent để điều trị bệnh tim là một tiến trình tương đối thành công kể từ khi được đưa vào sử dụng trong những năm 1980, nhưng liệu pháp này cũng mang lại các nguy cơ cho người bệnh. Một biến chứng phổ biến là restenosis, tình trạng do mô lân cận phát triển quanh stent khiến động mạch tiếp tục bị thu hẹp. Các bác sĩ thường theo dõi biến chứng này qua scan CT nhưng đó không phải phương pháp thuận lợi và đáng tin cậy.
Để giải quyết vấn đề, các nhà khoa học đã phát triển những stent tốt hơn.
Gần đây, các nhà nghiên cứu tại ĐH British Columbia (UBC) của Canada đã tiến thêm một bước nữa, khi phát triển một stent thông minh, giúp quan sát các dấu hiệu xuất hiện sớm về hẹp động mạch và gửi một tín hiệu qua hệ thống không dây để báo động đến bệnh nhân và bác sĩ.
Trong nghiên cứu mới này, nhóm các nhà khoa học tại UBC đã làm cho stent có một vai trò tích cực hơn. Stent thông minh được hình thành với một cảm biến tí hon, liên tục theo dõi những thay đổi về lưu lượng máu và khi nó phát hiện những bất thường dù nhỏ, có liên quan đến giai đoạn đầu của sự tái hẹp ở động mạch, nó sẽ phát tín hiệu báo động ngay đến bệnh nhân hay bác sĩ để có biện pháp xử lý trước khi tình trạng trở nên tồi tệ.
“Chúng tôi tinh chỉnh stent để chúng có chức năng như một ăng ten thu nhỏ và phát triển thêm một vi cảm biến đặc biệt có nhiệm vụ theo dõi liên tục lưu lượng máu”, Kenichi Takahata, nhà khoa học đứng đầu cuộc nghiên cứu này, nói, “Dữ liệu sau đó được gửi bằng tín hiệu không dây đến một đầu đọc bên ngoài, cung cấp thông tin cập nhật liên tục về tình trạng của động mạch”.
Các stent này được làm từ thép không gỉ cao cấp của ngành y tế và do cũng giống với những thiết bị hiện đang có nên các nhà nghiên cứu cho biết nó cũng được cấy ghép qua một tiến trình tương tự như trước nay y học vẫn sử dụng. Tuy nhiên, khi đã được đặt đúng vị trí, thiết bị thông minh này sẽ loại bỏ việc theo dõi các dấu hiệu hẹp động mạch trở lại qua scan CT, giúp giảm bớt các thăm khám phức tạp cho người bệnh. Thay vào đó, nó có chức năng phát tín hiệu cảnh báo bằng sóng điện từ qua một ăng ten ngoài, đặt trên da đến bộ phận đọc.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thiết bị này trong phòng thí nghiệm và kết quả cho thấy nó hoạt động như mong muốn. Với các kết quả ban đầu đầy hứa hẹn, các nhà khoa học hiện đang có kế hoạch tiếp tục tinh chỉnh stent để sẵn sàng thí nghiệm trên người trong thời gian ngắn nhất.
Nghiên cứu này đã được đăng trên tờ Advanced Science.