Các trạm điện này được chở đến nơi cứu trợ bằng ô tô hoặc máy bay lên thẳng.
Kịch bản nói trên có thể là khả thi nếu như dự án Bào tử Mặt trời (Solar Spore) được thực hiện. Các tác giả của dự án là kiến trúc sư Sylve Truyman và nhà thiết kế 3D Alexandre Brassart (cả 2 đều là người Pháp).
Dự án được hình thành trong thời gian ngắn kỷ lục là 6 tháng. Nó giành được Giải thưởng Trái tim (Prix coup de coeur) của Quỹ Jacques Rougerie (kiến trúc sư Pháp nối tiếng thế giới, đã từng thiết kế những thành phố nổi).
“Chúng tôi là những người đam mê không gian vũ trụ. Không gian (chính là con đường tiến hóa) sẽ là tương lai của thế giới. Bộ phim “2001: A Space Odyssey” (2001: Cuộc phiêu lưu vũ trụ) cho thấy – như là một dự đoán – công nghệ và kỹ thuật, hoặc là đang tồn tại, hoặc là khả thi từ quan điểm khoa học. Tất cả các kỹ thuật, vật liệu, công nghệ, sáng chế đó đều được nhắc đến trong dự án Solar Spore. Chúng ta đã kết nối các chương trình máy tính, phát minh được sử dụng trên Trái đất và trên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS” – ông Sylve Truyman nhấn mạnh.
Ông Truyman nảy ra ý tưởng nhà máy điện Mặt trời trên quỹ đạo sau khi một loạt bão lốc đi qua khu vực biển Caribe (Irma, Maria, Jose). Sau những tai họa ấy, người dân phải sống trong tình trạng mất điện, mất nước. Không có điện nước, các bệnh viện không thể hoạt động được, còn trợ giúp bằng đường hàng không đã không thể tiếp cận vì lý do các sân bay đã bị phá hủy.
Chính vì vậy, dự án đặt mục tiêu là sự cứu trợ phải nhanh chóng đến được nơi xảy ra thảm họa. Tốc độ đó được dự án Solar Spore đảm bảo. Nhà máy điện Mặt trời trên quỹ đạo có khả năng quay xung quanh Trái đất trong vòng 90 phút, hoặc nhiều nhất là 2 giờ. Nó có thể thay đổi quỹ đạo, nhờ vậy có thể cung cấp điện đến mọi ngóc ngách trên Trái đất.
Solar Spore sẽ di chuyển trong vũ trụ và mở ra như một bông hoa. Nó bao gồm 30 phòng ở cá nhân. Trong khuôn khổ không gian nhà ở còn có phòng tập thể thao. Solar Spore có được một phần nguồn thu từ khách du lịch khi họ lên đây thuê phòng.
Một phần không gian còn có phòng thí nghiệm khoa học, phòng điều hành nhà máy. Ngoài ra, còn có khu vực để trồng rau.
Kịch bản nói trên có thể là khả thi nếu như dự án Bào tử Mặt trời (Solar Spore) được thực hiện. Các tác giả của dự án là kiến trúc sư Sylve Truyman và nhà thiết kế 3D Alexandre Brassart (cả 2 đều là người Pháp).
Dự án được hình thành trong thời gian ngắn kỷ lục là 6 tháng. Nó giành được Giải thưởng Trái tim (Prix coup de coeur) của Quỹ Jacques Rougerie (kiến trúc sư Pháp nối tiếng thế giới, đã từng thiết kế những thành phố nổi).
“Chúng tôi là những người đam mê không gian vũ trụ. Không gian (chính là con đường tiến hóa) sẽ là tương lai của thế giới. Bộ phim “2001: A Space Odyssey” (2001: Cuộc phiêu lưu vũ trụ) cho thấy – như là một dự đoán – công nghệ và kỹ thuật, hoặc là đang tồn tại, hoặc là khả thi từ quan điểm khoa học. Tất cả các kỹ thuật, vật liệu, công nghệ, sáng chế đó đều được nhắc đến trong dự án Solar Spore. Chúng ta đã kết nối các chương trình máy tính, phát minh được sử dụng trên Trái đất và trên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS” – ông Sylve Truyman nhấn mạnh.
Ông Truyman nảy ra ý tưởng nhà máy điện Mặt trời trên quỹ đạo sau khi một loạt bão lốc đi qua khu vực biển Caribe (Irma, Maria, Jose). Sau những tai họa ấy, người dân phải sống trong tình trạng mất điện, mất nước. Không có điện nước, các bệnh viện không thể hoạt động được, còn trợ giúp bằng đường hàng không đã không thể tiếp cận vì lý do các sân bay đã bị phá hủy.
Chính vì vậy, dự án đặt mục tiêu là sự cứu trợ phải nhanh chóng đến được nơi xảy ra thảm họa. Tốc độ đó được dự án Solar Spore đảm bảo. Nhà máy điện Mặt trời trên quỹ đạo có khả năng quay xung quanh Trái đất trong vòng 90 phút, hoặc nhiều nhất là 2 giờ. Nó có thể thay đổi quỹ đạo, nhờ vậy có thể cung cấp điện đến mọi ngóc ngách trên Trái đất.
Solar Spore sẽ di chuyển trong vũ trụ và mở ra như một bông hoa. Nó bao gồm 30 phòng ở cá nhân. Trong khuôn khổ không gian nhà ở còn có phòng tập thể thao. Solar Spore có được một phần nguồn thu từ khách du lịch khi họ lên đây thuê phòng.
Một phần không gian còn có phòng thí nghiệm khoa học, phòng điều hành nhà máy. Ngoài ra, còn có khu vực để trồng rau.