Việc cùng một trận đấu trực tiếp nhưng phải xem bàn thắng chậm hơn hàng xóm là điều thường xuyên xảy ra với người xem truyền hình. Nguyên nhân là bởi các gia đình đang dùng nhiều nguồn phát với công nghệ khác nhau, khiến thời gian phát không đồng bộ cùng lúc.
Trong các công nghệ dẫn tín hiệu truyền hình, truyền hình analog có chất lượng hình ảnh kém nhất, nhưng tín hiệu lại nhanh nhất, sau đó tới truyền hình cáp, vì tín hiệu được đưa gần như trực tiếp từ nhà đài tới TV, qua ít khâu xử lý. Nhiều năm trước, người xem TV chủ yếu dùng truyền hình analog thu từ ăng-ten ngoài trời. Tuy nhiên, công nghệ analog hiện đã bị khai tử tại Việt Nam.
Các công nghệ truyền hình khác nhau cho độ trễ khác nhau.
Truyền hình kỹ thuật số (tại Việt Nam đang phổ biến là DVB-T2) là một hệ thống phát, nhận tín hiệu hình ảnh và âm thanh bằng các tín hiệu kỹ thuật số, trái với các tín hiệu tương tự (analog) trước kia được các đài truyền hình truyền thống sử dụng. Dữ liệu truyền hình được nén bằng kỹ thuật số và yêu cầu giải mã bởi bộ giải mã thiết kế riêng cho tivi. Các tivi bán ra trong nước hiện nay đều phải trang bị bộ thu DVB-T2 tích hợp bên trong. Người dùng vì vậy chỉ cần phải mua thêm ăng-ten là có thể bắt các kênh quảng bá miễn phí.
Truyền hình Internet, thường có độ trễ lớn nhất do tín hiệu kỹ thuật số còn phải qua nhà cung cấp dịch vụ thu nhận, chuyển đổi sang kỹ thuật số, phát lên server của họ, mới đến lượt tải về và phát trên các thiết bị như SmartTV, smartphone hay máy tính… Gần đây, sự phổ biến của smartphone khiến dịch vụ xem qua Internet này ngày càng được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi.
Hiện người xem tại Việt Nam chủ yếu dùng ba dạng truyền hình phổ biến là truyền hình kỹ thuật số DVB-T2, truyền hình cáp và truyền hình qua Internet (với ứng dụng OTT). Trong thử nghiệm của VnExpress Số Hóa, truyền hình cáp có tốc độ nhanh nhất, sau đó là truyền hình kỹ thuật số với khoảng một giây chậm hơn, cuối cùng là truyền hình Internet có thể chậm hàng chục giây hoặc vài phút.
Video thử nghiệm tốc độ ba dạng truyền hình phổ biến:
So sánh tốc độ của 3 kiểu truyền hình
Tuấn Hưng
Trong các công nghệ dẫn tín hiệu truyền hình, truyền hình analog có chất lượng hình ảnh kém nhất, nhưng tín hiệu lại nhanh nhất, sau đó tới truyền hình cáp, vì tín hiệu được đưa gần như trực tiếp từ nhà đài tới TV, qua ít khâu xử lý. Nhiều năm trước, người xem TV chủ yếu dùng truyền hình analog thu từ ăng-ten ngoài trời. Tuy nhiên, công nghệ analog hiện đã bị khai tử tại Việt Nam.
Các công nghệ truyền hình khác nhau cho độ trễ khác nhau.
Truyền hình kỹ thuật số (tại Việt Nam đang phổ biến là DVB-T2) là một hệ thống phát, nhận tín hiệu hình ảnh và âm thanh bằng các tín hiệu kỹ thuật số, trái với các tín hiệu tương tự (analog) trước kia được các đài truyền hình truyền thống sử dụng. Dữ liệu truyền hình được nén bằng kỹ thuật số và yêu cầu giải mã bởi bộ giải mã thiết kế riêng cho tivi. Các tivi bán ra trong nước hiện nay đều phải trang bị bộ thu DVB-T2 tích hợp bên trong. Người dùng vì vậy chỉ cần phải mua thêm ăng-ten là có thể bắt các kênh quảng bá miễn phí.
Truyền hình Internet, thường có độ trễ lớn nhất do tín hiệu kỹ thuật số còn phải qua nhà cung cấp dịch vụ thu nhận, chuyển đổi sang kỹ thuật số, phát lên server của họ, mới đến lượt tải về và phát trên các thiết bị như SmartTV, smartphone hay máy tính… Gần đây, sự phổ biến của smartphone khiến dịch vụ xem qua Internet này ngày càng được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi.
Hiện người xem tại Việt Nam chủ yếu dùng ba dạng truyền hình phổ biến là truyền hình kỹ thuật số DVB-T2, truyền hình cáp và truyền hình qua Internet (với ứng dụng OTT). Trong thử nghiệm của VnExpress Số Hóa, truyền hình cáp có tốc độ nhanh nhất, sau đó là truyền hình kỹ thuật số với khoảng một giây chậm hơn, cuối cùng là truyền hình Internet có thể chậm hàng chục giây hoặc vài phút.
Video thử nghiệm tốc độ ba dạng truyền hình phổ biến:
So sánh tốc độ của 3 kiểu truyền hình
Tuấn Hưng