Theo TechCrunch, RCS (Rich Communication Services) là một tiêu chuẩn nhắn tin có tiềm năng cạnh tranh với SMS và các ứng dụng chat khác. RCS không phải mới, và Google cũng đã tung ra nó một thời gian, thế nhưng, giờ hãng lại đặt cho nó một cái tên mới là “Chat” và tập trung toàn bộ vào việc phát triển nó.
Chiến lược mới này cũng dẫn đến việc toàn bộ thành viên trong nhóm Allo sẽ được điều chuyển sang phát triển Android Messages.
Về cơ bản, RCS chính là công nghệ cho phép ứng dụng “SMS” cơ bản được chuẩn hóa trên nhiều thiết bị. Nó hoạt động tương tự như iMessage, cho phép những người dùng thiết bị của Apple có thể chat với nhau miễn phí thông qua kết nối mạng thay vì phải tốn phí SMS cho các nhà mạng. RCS cũng cho phép người dùng nói chuyện với nhau miễn phí thông qua các kết nối mạng khác nhau trên Android hay các thiết bị khác. RCS có thể được tích hợp vào bên trong ứng dụng chat (Google đã từng tích hợp RCS vào Android Messages), nhưng hiện tại, Google vẫn đang phải làm việc với các nhà mạng.
Không như Apple, RCS được thiết kế để hoạt động với các nhà mạng. Họ có thể phát triển các ứng dụng nhắn tin của riêng mình và có thể hoạt động với các giao thức thích hợp giúp kết nối đến các ứng dụng chat khác. Điều này sẽ giúp Google có thể chen chân vào thị trường ứng dụng nhắn tin, thay vì để cho những WhatsApp, iMessages và Messenger thống trị. Các nhà mạng không thu tiền từ người dùng, nhưng họ có thể đảm bảo được thương hiệu của mình và có thể có được doanh thu từ các dịch vụ kinh doanh.
Nhưng điều này cũng yêu cầu các nhà mạng phải tự thực hiện công nghệ này. Đây không phải là điều dễ dàng bởi các nhà mạng không tin tưởng hoàn toàn vào những công ty công nghệ, khi chính những ứng dụng như WhatsApp đã khiến các nhà mạng bị mất doanh thu từ tin nhắn SMS và các cuộc gọi điện thoại. Vì vậy, chắc chắn việc hợp tác sẽ có không ít trở ngại.
Google cho hay, có hơn 55 nhà mạng trên toàn thế giới sẵn sàng hỗ trợ Chat, nhưng không rõ chính xác khi nào nó mới được tung ra. Microsoft cũng là một trong số những OEM hỗ trợ ứng dụng này, khiến không ít người cho rằng hãng sẽ đưa Chat lên Windows 10. Tuy nhiên, hãng tỏ ra khá thờ ơ khi trang The Verge đề cập đến khả năng này.
Google đã thử rất nhiều cách để phát triển phần nhắn tin của mình, nhưng phần lớn là thất bại bởi không có quá nhiều người dùng. WhatsApp có lợi thế bởi chính họ bắt đầu cuộc chiến này, trong khi đó Facebook Messenger cũng được xây dựng dựa trên mạng xã hội phổ biến nhất triên thế giới.
Cả hai dịch vụ này có hơn 1 tỉ người dùng thì Allo lại chẳng bao giờ đạt được con số 50 triệu. HangOuts thì tuy rất hứa hẹn nhưng cuối cùng lại trở thành một công cụ cho các doanh nghiệp.
Thế nên, Google có hai lựa chọn: Hoặc là dựa trực tiếp vào các nhà mạng để tạo ra một dịch vụ tương tự iMessage được tích hợp sẵn bên trong Android, hoặc làm việc chung với họ. Hãng đã chọn cách thứ hai, và tuy nó có thể khó để thực hiện vì có quá nhiều bên liên quan, đây là cách tiếp cận hợp lý hơn đối với Google.
“Chúng tôi không thể thực hiện nó mà không có các đối tác. Chúng tôi không tin vào cách tiếp cận mà Apple đã làm.Về cơ bản, chúng tôi là một hệ sinh thái mở. Chúng tôi tin vào cách làm việc với các đối tác. Chúng tôi cũng tin vào cách làm việc với các OEM để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời hơn”, Anil Sabharwal, giám đốc bộ phận Chat của Google cho hay.
Sabharwal từ chối bình luận về khung thời gian tung ra Chat của các nhà mạng.
“Mục tiêu của chúng tôi chính là đưa ứng dụng nhắn tin có chất lượng tốt nhất cho người dùng Android trong một vài năm tới”, ông nói.
Minh Hùng
Chiến lược mới này cũng dẫn đến việc toàn bộ thành viên trong nhóm Allo sẽ được điều chuyển sang phát triển Android Messages.
Về cơ bản, RCS chính là công nghệ cho phép ứng dụng “SMS” cơ bản được chuẩn hóa trên nhiều thiết bị. Nó hoạt động tương tự như iMessage, cho phép những người dùng thiết bị của Apple có thể chat với nhau miễn phí thông qua kết nối mạng thay vì phải tốn phí SMS cho các nhà mạng. RCS cũng cho phép người dùng nói chuyện với nhau miễn phí thông qua các kết nối mạng khác nhau trên Android hay các thiết bị khác. RCS có thể được tích hợp vào bên trong ứng dụng chat (Google đã từng tích hợp RCS vào Android Messages), nhưng hiện tại, Google vẫn đang phải làm việc với các nhà mạng.
Không như Apple, RCS được thiết kế để hoạt động với các nhà mạng. Họ có thể phát triển các ứng dụng nhắn tin của riêng mình và có thể hoạt động với các giao thức thích hợp giúp kết nối đến các ứng dụng chat khác. Điều này sẽ giúp Google có thể chen chân vào thị trường ứng dụng nhắn tin, thay vì để cho những WhatsApp, iMessages và Messenger thống trị. Các nhà mạng không thu tiền từ người dùng, nhưng họ có thể đảm bảo được thương hiệu của mình và có thể có được doanh thu từ các dịch vụ kinh doanh.
Nhưng điều này cũng yêu cầu các nhà mạng phải tự thực hiện công nghệ này. Đây không phải là điều dễ dàng bởi các nhà mạng không tin tưởng hoàn toàn vào những công ty công nghệ, khi chính những ứng dụng như WhatsApp đã khiến các nhà mạng bị mất doanh thu từ tin nhắn SMS và các cuộc gọi điện thoại. Vì vậy, chắc chắn việc hợp tác sẽ có không ít trở ngại.
Google cho hay, có hơn 55 nhà mạng trên toàn thế giới sẵn sàng hỗ trợ Chat, nhưng không rõ chính xác khi nào nó mới được tung ra. Microsoft cũng là một trong số những OEM hỗ trợ ứng dụng này, khiến không ít người cho rằng hãng sẽ đưa Chat lên Windows 10. Tuy nhiên, hãng tỏ ra khá thờ ơ khi trang The Verge đề cập đến khả năng này.
Google đã thử rất nhiều cách để phát triển phần nhắn tin của mình, nhưng phần lớn là thất bại bởi không có quá nhiều người dùng. WhatsApp có lợi thế bởi chính họ bắt đầu cuộc chiến này, trong khi đó Facebook Messenger cũng được xây dựng dựa trên mạng xã hội phổ biến nhất triên thế giới.
Cả hai dịch vụ này có hơn 1 tỉ người dùng thì Allo lại chẳng bao giờ đạt được con số 50 triệu. HangOuts thì tuy rất hứa hẹn nhưng cuối cùng lại trở thành một công cụ cho các doanh nghiệp.
Thế nên, Google có hai lựa chọn: Hoặc là dựa trực tiếp vào các nhà mạng để tạo ra một dịch vụ tương tự iMessage được tích hợp sẵn bên trong Android, hoặc làm việc chung với họ. Hãng đã chọn cách thứ hai, và tuy nó có thể khó để thực hiện vì có quá nhiều bên liên quan, đây là cách tiếp cận hợp lý hơn đối với Google.
“Chúng tôi không thể thực hiện nó mà không có các đối tác. Chúng tôi không tin vào cách tiếp cận mà Apple đã làm.Về cơ bản, chúng tôi là một hệ sinh thái mở. Chúng tôi tin vào cách làm việc với các đối tác. Chúng tôi cũng tin vào cách làm việc với các OEM để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời hơn”, Anil Sabharwal, giám đốc bộ phận Chat của Google cho hay.
Sabharwal từ chối bình luận về khung thời gian tung ra Chat của các nhà mạng.
“Mục tiêu của chúng tôi chính là đưa ứng dụng nhắn tin có chất lượng tốt nhất cho người dùng Android trong một vài năm tới”, ông nói.
Minh Hùng