Đầu tàu tiên phong trong lĩnh vực IoT và AI
Tại Hội nghị các nhà phát triển Samsung năm 2017 ở San Francisco, CEO Samsung, ông DJ Koh đã giới thiệu tầm nhìn của mình về Internet of Things, hứa sẽ liên kết hệ sinh thái của các thiết bị di động, thiết bị gia dụng và TV. Ông nói: “Bây giờ chúng tôi đang tiến một bước tiến lớn với nền tảng IoT mở, hệ sinh thái thông minh và khả năng AR. Thông qua sự hợp tác rộng rãi với các đối tác kinh doanh và các nhà phát triển, chúng tôi đang mở ra cánh cửa vào một hệ sinh thái mở rộng của các dịch vụ kết nối và thông minh. Điều này sẽ làm cho cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng trở nên phong phú nhưng đơn giản hơn”.
Ngay sau đó, vào đầu năm nay, Samsung tiếp tục ra mắt 3 phòng thí nghiệm chuyên biệt về AI tại Cambridge, Toronto và Moscow. Động thái này diễn ra ngay sau khi Kim Hyun-suk, trưởng bộ phận điện tử tiêu dùng của công ty kiêm người đứng đầu bộ phận R&D của Samsung Research tuyên bố công ty sẽ đầu tư thêm nguồn lực vào AI. Công ty tuyên bố họ sẽ thuê thêm 1000 chuyên gia về AI cho Samsung Research trên phạm vi toàn cầu.
Samsung vẫn luôn là người dẫn đầu xu thế IoT và AI
Đó cũng là lúc cả thế giới nhận ra Samsung đang nghiêm túc như thế nào trong 2 lĩnh vực được coi là tương lai của nhân loại này. Không chỉ hành động nhanh, mạnh mẽ và vô cùng quyết liệt, Samsung còn cho thấy họ đã sẵn sàng mang công nghệ AI và IOT vào sản phẩm thương mại với Bixby 2.0, được kỳ vọng sẽ được trang bị trên Galaxy Note9 tới đây, sau đó có mặt trên các thiết bị gia dụng khác như robot, máy hút bụi, máy giặt, TV Samsung… Tầm nhìn của Samsung đã rõ: flagship sắp ra mắt Galaxy Note9 với bút S-Pen thông minh có thể sẽ là trái tim kết nối mọi sản phẩm thông minh trong nhà, bằng sự kết hợp khéo léo của công nghệ IoT tân tiến và trí tuệ nhân tạo.
Đây không phải là lần đầu tiên Samsung chứng tỏ bản lĩnh người dẫn đầu và sự quyết đoán, kiên định của mình. Trước thềm ra mắt Galaxy Note9 vào ngày 09/08 sắp tới tại Mỹ, hãy cùng nhìn lại chiếc Galaxy Note và S-Pen, bạn sẽ thấy rằng hãng điện tử Hàn Quốc đã, đang và luôn như vậy trong suốt hàng chục năm nay.
Tiên phong mở ra xu thế màn hình lớn và sử dụng S-Pen thông minh trên smartphone
Smartphone đi kèm với bút stylus hiện là một món “hàng hiếm”. Bạn thử nghĩ xem, lần cuối bạn thấy ai đó sử dụng một chiếc điện thoại không phải của Samsung mà lại đi kèm với một cây bút cảm ứng là khi nào? Ngay cả khi Samsung tiếp tục giữ vững quan điểm sử dụng bút S-Pen trên siêu phẩm Galaxy Note 9 sắp ra mắt, trên thị trường không còn bất kỳ chiếc điện thoại nào sở hữu tính năng rất hữu ích này nữa.
Chỉ cần gõ nhanh từ khóa “pen phones 2018” (điện thoại có bút 2018) trên Google, bạn sẽ thấy mối quan hệ đáng buồn giữa điện thoại và bút cảm ứng. Danh sách hiện ra cực kỳ kém đa dạng, khi mà các điện thoại của Samsung hầu như hiện diện trong mọi kết quả tìm kiếm.
Cách đây không lâu, điện thoại với bút cảm ứng nổi lên mạnh mẽ, và một vài nhãn hiệu còn tìm cách phổ cập công nghệ này bằng cách tung ra những chiếc điện thoại tầm thấp hỗ trợ bút cảm ứng. Ví dụ, LG tung ra chiếc G4 Stylus vào tháng 7/2015 với giá chỉ khoảng 8,5 triệu đồng.
Các kết quả bao gồm Galaxy Note và các dòng phone… concept (sản phẩm tưởng tượng, không có thực)
Hai năm trước, Panasonic đã ra mắt chiếc điện thoại Android đầu tiên của hãng hỗ trợ bút cảm ứng – Panasonic P51. Nó có giá khoảng 9,1 triệu đồng. Cũng trong năm đó, Spice tung ra smartphone Pinnacle Stylus Mi-550, tất nhiên có kèm bút cảm ứng, giá khoảng 5,4 triệu đồng. Ngoài ra còn có chiếc Wickedleak Wammy Titan cấu hình bình dân, với giá khoảng 4,4 triệu đồng. Tốt hay xấu chưa biết, nhưng chiếc điện thoại giá rẻ này có hỗ trợ bút cảm ứng.
Nói một cách đơn giản, từ năm 2013 đến 2015, có một số lựa chọn dành cho những người muốn dùng bút để vẽ trên màn hình điện thoại của mình. Nhưng sau đó, những chiếc điện thoại như vậy bắt đầu “bốc hơi” khỏi thị trường, chỉ còn Samsung vẫn bám trụ, trở thành nhãn hiệu “độc tôn” với dòng Galaxy Note trang bị bút cảm ứng S-Pen.
Sự tuyệt chủng của các loại điện thoại có bút cảm ứng, trừ điện thoại Samsung
Ý tưởng đằng sau những chiếc điện thoại có bút cảm ứng là chúng cho phép người dùng ghi chú một cách nhanh chóng và vẽ những hình đơn giản trong khi vẫn tận dụng màn hình cảm ứng điện dung. Màn hình cảm ứng điện dung đảm bảo khả năng phản hồi màn hình mượt mà hơn so với các màn hình cảm ứng điện trở ngày xưa. Các màn hình đa chạm sau đó dần trở nên phổ biến, thay thế vị trí của các màn hình chỉ hỗ trợ 2 chạm.
Không có Galaxy Note, có lẽ chúng ta sẽ không có khái niệm “phablet”.
Nhờ Samsung, các điện thoại màn hình lớn hơn mà chúng ta quen gọi là phablet đã trở nên phổ biến. Và với một màn hình lớn như vậy, việc có thêm một cây bút cảm ứng quả là hợp lý. Trong khi hầu hết các điện thoại hiện đại ngày nay đều có màn hình lớn hơn 5-inch, thì bất kỳ màn hình nào lớn hơn kích cỡ đó sẽ được xếp vào danh mục phablet, nằm giữa một chiếc tablet và một chiếc smartphone.
Hãy nhìn lại chiếc Galaxy Note 4 được Samsung tung ra vào năm 2014. Cả Galaxy Note và S-Pen đều nhận được những nâng cấp quan trọng về thiết kế và cấu hình kể từ thời điểm đó. Kunal Khullar, một nhà báo công nghệ lâu năm đang cộng tác tại PCMag, tin rằng trừ Samsung ra, không một nhãn hiệu điện thoại nào có thể tận dụng tối đa lợi thế của bút cảm ứng.
Steve Jobs ghét bút cảm ứng, nhưng rồi Apple cũng đi ngược lại tư tưởng của ông
Nhà sáng lập lỗi lạc của Apple là Steve Jobs đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng ông không thích bút cảm ứng. Khi giới thiệu chiếc iPhone, Steve Jobs bình luận về PDA thời đó như sau: “Ai lại muốn một cây bút cảm ứng chứ? Bạn phải cầm nó, đặt nó đâu đó. Rồi làm mất nó. Hay lắm”.
Theo lý lẽ của Jobs, ông không hào hứng với bút cảm ứng trên các điện thoại với màn hình còn khá nhỏ vào thời điểm đó. Dù vậy, cái nhìn của ông về công nghệ bút cảm ứng đã thuyết phục được rất nhiều người rằng bút cảm ứng là một thứ khá cồng kềnh khi sử dụng. Vào năm 2011, Samsung đã giới thiệu chiếc Galaxy Note đầu tiên với màn hình “siêu lớn” 5.3-inch, kèm theo một cây bút cảm ứng, và lạ thay, nhận được sự chào đón tích cực.
Câu nói kinh điển “Ai cần bút chứ” sau 8 năm…
Khoảng 8 năm sau lời nhận xét của Jobs, Apple giới thiệu chiếc… bút cảm ứng Apple Pencil dành cho iPad Pro mới ra mắt. Steve Jobs vừa sai nhưng cũng không sai, vì thật ra, vào thời điểm đó, không có bất kỳ smartphone nào sở hữu màn hình lớn tốt như Galaxy Note sau này để có thể sử dụng bút một cách tốt nhất. Nhưng có lẽ, chính Jobs cũng không ngờ rằng một chiếc smartphone màn hình lớn như Galaxy Note lại có thể cách mạng hóa ngành smartphone đến vậy.
Samsung Galaxy Note và sự tiến hóa của S-Pen
Từ thế hệ bút cảm ứng đầu tiên cho đến chiếc Samsung Galaxy Note8 vào năm ngoái, S-Pen đã tiến hóa một cách thần tốc. Việc người dùng nhiệt liệt ủng hộ đã cho thấy công ty Hàn Quốc đang đi đúng hướng.
Parv Sharma, một nhà phân tích tại Counterpoint Research, cho biết: “Dòng flagship Galaxy Note mang lại những công nghệ mới nhất từ Samsung. Bút cảm ứng kèm theo máy được sử dụng để hỗ trợ những tương tác tự nhiên giữa người dùng với điện thoại như viết ghi chút, trả lời tin nhắn và vẽ vời. Bút cảm ứng còn phổ biến với những người dùng cao cấp. Hơn nữa, bút cảm ứng mang đến cho dòng Note một yếu tố thú vị để giữ chân người dùng”.
“Samsung đã liên tục thêm vào các tính năng mới cho bút cảm ứng, với các ứng dụng tùy biến để tăng cường khả năng của nó, và quan trọng hơn là thêm vào nhiều cấp độ cảm nhận áp lực, giúp trải nghiệm vẽ và viết tốt hơn. Cây bút này phải đối mặt với sự cạnh tranh từ bút Apple Pencil, vốn dành cho các thiết bị màn hình lớn hơn nhưng lại có độ chính xác cực cao và độ trễ bằng không, ở một mức giá cao hơn. Để chiếc S-Pen luôn là một tính năng tạo nên sự khác biệt trên dòng Note, Samsung nhiều khả năng sẽ cải tiến và tăng cường các tính năng của nó trên chiếc Note9 sắp ra mắt” – anh nói thêm.
Galaxy Note9 sẽ mang tới những đột phá chưa từng có trên sản phẩm ấn tượng nhất của Samsung
Bút S-Pen cho phép người dùng vẽ các emoji, tạo hình động GIF; ghi chú và chụp ảnh màn hình nhanh chóng; và viết các chú thích lên ảnh, tài liệu… Samsung đã mở cửa một nền tảng gọi là PENUP nhằm khuyến khích người dùng chia sẻ những tác phẩm nghệ thuật mà họ tạo ra bằng S-Pen với những người khác. Công ty khẳng định hiện PENUP có đến 3 triệu người dùng.
Về mặt thông số, đầu bút S-Pen hỗ trợ 4.096 cấp độ áp lực, cho phép người dùng viết/vẽ nhiều loại nét thanh, nét đậm không khác gì một cây bút chì thông thường. Nó còn đạt chuẩn IP68, tức có thể chịu nước ở độ sâu 1,5m trong tối đa 30 phút.
Theo nhiều thông tin thì bút S-Pen của Samsung Galaxy Note9 sẽ nhận được nhiều cải tiến lớn, trong khi vẫn giữ nguyên thiết kế bên ngoài cũng như cảm giác sử dụng bút tương tự người tiền nhiệm của nó. Mới đây, nguồn tin từ Ice Universe (Trung Quốc) còn cho biết bút S-Pen trên Galaxy Note 9 về cơ bản là một bộ điều khiển bluetooth di động. Do thiết bị được hỗ trợ Bluetooth, S-Pen có thể được sử dụng để kích hoạt chế độ chụp tự động và điều khiển việc chơi nhạc từ xa.
Tính đến nay, Samsung là công ty duy nhất trên thị trường thành công với việc sản xuất điện thoại có bút cảm ứng trong khi tất cả đều thất bại, hoặc rụt rè copy một cách không hoàn hảo (hàng loạt thương hiệu điện thoại đăng ký tên sản phẩm là Note nhưng không có bút chẳng hạn). Nếu đó không phải là sáng tạo, hiểu người dùng và đẳng cấp thì thế nào mới đúng đây?
Nhìn từ chiếc bút và những nỗ lực mạnh mẽ của Samsung trong lĩnh vực IoT và AI trong thời gian gần đây, có thể tin rằng Galaxy Note9 sắp tới đây sẽ thực sự là một dấu mốc mới của làng công nghệ thế giới. Hãy chờ xem. Camera Galaxy Note9 được tích hợp AI, Samsung bán riêng bút S Pen
Tại Hội nghị các nhà phát triển Samsung năm 2017 ở San Francisco, CEO Samsung, ông DJ Koh đã giới thiệu tầm nhìn của mình về Internet of Things, hứa sẽ liên kết hệ sinh thái của các thiết bị di động, thiết bị gia dụng và TV. Ông nói: “Bây giờ chúng tôi đang tiến một bước tiến lớn với nền tảng IoT mở, hệ sinh thái thông minh và khả năng AR. Thông qua sự hợp tác rộng rãi với các đối tác kinh doanh và các nhà phát triển, chúng tôi đang mở ra cánh cửa vào một hệ sinh thái mở rộng của các dịch vụ kết nối và thông minh. Điều này sẽ làm cho cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng trở nên phong phú nhưng đơn giản hơn”.
Ngay sau đó, vào đầu năm nay, Samsung tiếp tục ra mắt 3 phòng thí nghiệm chuyên biệt về AI tại Cambridge, Toronto và Moscow. Động thái này diễn ra ngay sau khi Kim Hyun-suk, trưởng bộ phận điện tử tiêu dùng của công ty kiêm người đứng đầu bộ phận R&D của Samsung Research tuyên bố công ty sẽ đầu tư thêm nguồn lực vào AI. Công ty tuyên bố họ sẽ thuê thêm 1000 chuyên gia về AI cho Samsung Research trên phạm vi toàn cầu.
Samsung vẫn luôn là người dẫn đầu xu thế IoT và AI
Đó cũng là lúc cả thế giới nhận ra Samsung đang nghiêm túc như thế nào trong 2 lĩnh vực được coi là tương lai của nhân loại này. Không chỉ hành động nhanh, mạnh mẽ và vô cùng quyết liệt, Samsung còn cho thấy họ đã sẵn sàng mang công nghệ AI và IOT vào sản phẩm thương mại với Bixby 2.0, được kỳ vọng sẽ được trang bị trên Galaxy Note9 tới đây, sau đó có mặt trên các thiết bị gia dụng khác như robot, máy hút bụi, máy giặt, TV Samsung… Tầm nhìn của Samsung đã rõ: flagship sắp ra mắt Galaxy Note9 với bút S-Pen thông minh có thể sẽ là trái tim kết nối mọi sản phẩm thông minh trong nhà, bằng sự kết hợp khéo léo của công nghệ IoT tân tiến và trí tuệ nhân tạo.
Đây không phải là lần đầu tiên Samsung chứng tỏ bản lĩnh người dẫn đầu và sự quyết đoán, kiên định của mình. Trước thềm ra mắt Galaxy Note9 vào ngày 09/08 sắp tới tại Mỹ, hãy cùng nhìn lại chiếc Galaxy Note và S-Pen, bạn sẽ thấy rằng hãng điện tử Hàn Quốc đã, đang và luôn như vậy trong suốt hàng chục năm nay.
Tiên phong mở ra xu thế màn hình lớn và sử dụng S-Pen thông minh trên smartphone
Smartphone đi kèm với bút stylus hiện là một món “hàng hiếm”. Bạn thử nghĩ xem, lần cuối bạn thấy ai đó sử dụng một chiếc điện thoại không phải của Samsung mà lại đi kèm với một cây bút cảm ứng là khi nào? Ngay cả khi Samsung tiếp tục giữ vững quan điểm sử dụng bút S-Pen trên siêu phẩm Galaxy Note 9 sắp ra mắt, trên thị trường không còn bất kỳ chiếc điện thoại nào sở hữu tính năng rất hữu ích này nữa.
Chỉ cần gõ nhanh từ khóa “pen phones 2018” (điện thoại có bút 2018) trên Google, bạn sẽ thấy mối quan hệ đáng buồn giữa điện thoại và bút cảm ứng. Danh sách hiện ra cực kỳ kém đa dạng, khi mà các điện thoại của Samsung hầu như hiện diện trong mọi kết quả tìm kiếm.
Cách đây không lâu, điện thoại với bút cảm ứng nổi lên mạnh mẽ, và một vài nhãn hiệu còn tìm cách phổ cập công nghệ này bằng cách tung ra những chiếc điện thoại tầm thấp hỗ trợ bút cảm ứng. Ví dụ, LG tung ra chiếc G4 Stylus vào tháng 7/2015 với giá chỉ khoảng 8,5 triệu đồng.
Các kết quả bao gồm Galaxy Note và các dòng phone… concept (sản phẩm tưởng tượng, không có thực)
Hai năm trước, Panasonic đã ra mắt chiếc điện thoại Android đầu tiên của hãng hỗ trợ bút cảm ứng – Panasonic P51. Nó có giá khoảng 9,1 triệu đồng. Cũng trong năm đó, Spice tung ra smartphone Pinnacle Stylus Mi-550, tất nhiên có kèm bút cảm ứng, giá khoảng 5,4 triệu đồng. Ngoài ra còn có chiếc Wickedleak Wammy Titan cấu hình bình dân, với giá khoảng 4,4 triệu đồng. Tốt hay xấu chưa biết, nhưng chiếc điện thoại giá rẻ này có hỗ trợ bút cảm ứng.
Nói một cách đơn giản, từ năm 2013 đến 2015, có một số lựa chọn dành cho những người muốn dùng bút để vẽ trên màn hình điện thoại của mình. Nhưng sau đó, những chiếc điện thoại như vậy bắt đầu “bốc hơi” khỏi thị trường, chỉ còn Samsung vẫn bám trụ, trở thành nhãn hiệu “độc tôn” với dòng Galaxy Note trang bị bút cảm ứng S-Pen.
Sự tuyệt chủng của các loại điện thoại có bút cảm ứng, trừ điện thoại Samsung
Ý tưởng đằng sau những chiếc điện thoại có bút cảm ứng là chúng cho phép người dùng ghi chú một cách nhanh chóng và vẽ những hình đơn giản trong khi vẫn tận dụng màn hình cảm ứng điện dung. Màn hình cảm ứng điện dung đảm bảo khả năng phản hồi màn hình mượt mà hơn so với các màn hình cảm ứng điện trở ngày xưa. Các màn hình đa chạm sau đó dần trở nên phổ biến, thay thế vị trí của các màn hình chỉ hỗ trợ 2 chạm.
Không có Galaxy Note, có lẽ chúng ta sẽ không có khái niệm “phablet”.
Nhờ Samsung, các điện thoại màn hình lớn hơn mà chúng ta quen gọi là phablet đã trở nên phổ biến. Và với một màn hình lớn như vậy, việc có thêm một cây bút cảm ứng quả là hợp lý. Trong khi hầu hết các điện thoại hiện đại ngày nay đều có màn hình lớn hơn 5-inch, thì bất kỳ màn hình nào lớn hơn kích cỡ đó sẽ được xếp vào danh mục phablet, nằm giữa một chiếc tablet và một chiếc smartphone.
Hãy nhìn lại chiếc Galaxy Note 4 được Samsung tung ra vào năm 2014. Cả Galaxy Note và S-Pen đều nhận được những nâng cấp quan trọng về thiết kế và cấu hình kể từ thời điểm đó. Kunal Khullar, một nhà báo công nghệ lâu năm đang cộng tác tại PCMag, tin rằng trừ Samsung ra, không một nhãn hiệu điện thoại nào có thể tận dụng tối đa lợi thế của bút cảm ứng.
Steve Jobs ghét bút cảm ứng, nhưng rồi Apple cũng đi ngược lại tư tưởng của ông
Nhà sáng lập lỗi lạc của Apple là Steve Jobs đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng ông không thích bút cảm ứng. Khi giới thiệu chiếc iPhone, Steve Jobs bình luận về PDA thời đó như sau: “Ai lại muốn một cây bút cảm ứng chứ? Bạn phải cầm nó, đặt nó đâu đó. Rồi làm mất nó. Hay lắm”.
Theo lý lẽ của Jobs, ông không hào hứng với bút cảm ứng trên các điện thoại với màn hình còn khá nhỏ vào thời điểm đó. Dù vậy, cái nhìn của ông về công nghệ bút cảm ứng đã thuyết phục được rất nhiều người rằng bút cảm ứng là một thứ khá cồng kềnh khi sử dụng. Vào năm 2011, Samsung đã giới thiệu chiếc Galaxy Note đầu tiên với màn hình “siêu lớn” 5.3-inch, kèm theo một cây bút cảm ứng, và lạ thay, nhận được sự chào đón tích cực.
Câu nói kinh điển “Ai cần bút chứ” sau 8 năm…
Khoảng 8 năm sau lời nhận xét của Jobs, Apple giới thiệu chiếc… bút cảm ứng Apple Pencil dành cho iPad Pro mới ra mắt. Steve Jobs vừa sai nhưng cũng không sai, vì thật ra, vào thời điểm đó, không có bất kỳ smartphone nào sở hữu màn hình lớn tốt như Galaxy Note sau này để có thể sử dụng bút một cách tốt nhất. Nhưng có lẽ, chính Jobs cũng không ngờ rằng một chiếc smartphone màn hình lớn như Galaxy Note lại có thể cách mạng hóa ngành smartphone đến vậy.
Samsung Galaxy Note và sự tiến hóa của S-Pen
Từ thế hệ bút cảm ứng đầu tiên cho đến chiếc Samsung Galaxy Note8 vào năm ngoái, S-Pen đã tiến hóa một cách thần tốc. Việc người dùng nhiệt liệt ủng hộ đã cho thấy công ty Hàn Quốc đang đi đúng hướng.
Parv Sharma, một nhà phân tích tại Counterpoint Research, cho biết: “Dòng flagship Galaxy Note mang lại những công nghệ mới nhất từ Samsung. Bút cảm ứng kèm theo máy được sử dụng để hỗ trợ những tương tác tự nhiên giữa người dùng với điện thoại như viết ghi chút, trả lời tin nhắn và vẽ vời. Bút cảm ứng còn phổ biến với những người dùng cao cấp. Hơn nữa, bút cảm ứng mang đến cho dòng Note một yếu tố thú vị để giữ chân người dùng”.
“Samsung đã liên tục thêm vào các tính năng mới cho bút cảm ứng, với các ứng dụng tùy biến để tăng cường khả năng của nó, và quan trọng hơn là thêm vào nhiều cấp độ cảm nhận áp lực, giúp trải nghiệm vẽ và viết tốt hơn. Cây bút này phải đối mặt với sự cạnh tranh từ bút Apple Pencil, vốn dành cho các thiết bị màn hình lớn hơn nhưng lại có độ chính xác cực cao và độ trễ bằng không, ở một mức giá cao hơn. Để chiếc S-Pen luôn là một tính năng tạo nên sự khác biệt trên dòng Note, Samsung nhiều khả năng sẽ cải tiến và tăng cường các tính năng của nó trên chiếc Note9 sắp ra mắt” – anh nói thêm.
Galaxy Note9 sẽ mang tới những đột phá chưa từng có trên sản phẩm ấn tượng nhất của Samsung
Bút S-Pen cho phép người dùng vẽ các emoji, tạo hình động GIF; ghi chú và chụp ảnh màn hình nhanh chóng; và viết các chú thích lên ảnh, tài liệu… Samsung đã mở cửa một nền tảng gọi là PENUP nhằm khuyến khích người dùng chia sẻ những tác phẩm nghệ thuật mà họ tạo ra bằng S-Pen với những người khác. Công ty khẳng định hiện PENUP có đến 3 triệu người dùng.
Về mặt thông số, đầu bút S-Pen hỗ trợ 4.096 cấp độ áp lực, cho phép người dùng viết/vẽ nhiều loại nét thanh, nét đậm không khác gì một cây bút chì thông thường. Nó còn đạt chuẩn IP68, tức có thể chịu nước ở độ sâu 1,5m trong tối đa 30 phút.
Theo nhiều thông tin thì bút S-Pen của Samsung Galaxy Note9 sẽ nhận được nhiều cải tiến lớn, trong khi vẫn giữ nguyên thiết kế bên ngoài cũng như cảm giác sử dụng bút tương tự người tiền nhiệm của nó. Mới đây, nguồn tin từ Ice Universe (Trung Quốc) còn cho biết bút S-Pen trên Galaxy Note 9 về cơ bản là một bộ điều khiển bluetooth di động. Do thiết bị được hỗ trợ Bluetooth, S-Pen có thể được sử dụng để kích hoạt chế độ chụp tự động và điều khiển việc chơi nhạc từ xa.
Tính đến nay, Samsung là công ty duy nhất trên thị trường thành công với việc sản xuất điện thoại có bút cảm ứng trong khi tất cả đều thất bại, hoặc rụt rè copy một cách không hoàn hảo (hàng loạt thương hiệu điện thoại đăng ký tên sản phẩm là Note nhưng không có bút chẳng hạn). Nếu đó không phải là sáng tạo, hiểu người dùng và đẳng cấp thì thế nào mới đúng đây?
Nhìn từ chiếc bút và những nỗ lực mạnh mẽ của Samsung trong lĩnh vực IoT và AI trong thời gian gần đây, có thể tin rằng Galaxy Note9 sắp tới đây sẽ thực sự là một dấu mốc mới của làng công nghệ thế giới. Hãy chờ xem. Camera Galaxy Note9 được tích hợp AI, Samsung bán riêng bút S Pen