Bất kỳ ai từng kiên nhẫn lắng nghe một bài thuyết trình về tính sáng tạo và cải tiến sẽ cho bạn biết rằng câu ngạn ngữ nổi tiếng nhất của Henry Ford rằng “Nếu tôi phải hỏi mọi người họ muốn gì, họ sẽ nói họ muốn những con ngựa nhanh hơn” có đôi chút khoe khoang, tự kiêu. Nhưng có lẽ cả Henry Ford và Steve Jobs đều có lý của mình khi nhấn mạnh khách hàng không biết họ muốn gì.
Bài phỏng vấn với Kawasaki gợi nhắc lại một bài phỏng vấn khác của Hughes với Noel Gallagher vào năm 2012. Nguyên đại diện của Oasis từng nói về cảm giác của ông xoay quanh những album được tạo ra bởi các nhóm tập trung, trong đó ca sỹ nhấn mạnh rằng người tiêu dùng thông thái nay đã có được điều họ muốn. Nhưng giữ cho mọi người vui vẻ bằng cách cho họ thêm nhiều thứ tương tự có thể có hại nhiều hơn là lợi.”Theo như tôi hiểu, người tiêu dùng không muốn Jimmy Hendrix (một ca sỹ nhạc rock người Mỹ), nhưng họ lại có anh ta, và điều đó đã thay đổi thế giới. Họ không muốn ‘Sgt. Pepper’, nhưng họ lại có nó, và họ không muốn Sex Pistols, nhưng họ cũng hiểu điều đó” – Noel Gallagher nói.Sự trỗi dậy của mạng truyền thông xã hội đã đưa chúng ta vào bên trong căn phòng tiếng vang của mỗi người, nơi các thuật toán cung cấp cho chúng ta những nội dung chúng ta muốn nghe để củng cố ý kiến hay cái nhìn về thế giới của chúng ta. Kết quả là, ngày càng khó để phân tích các nguồn thông tin và khuynh hướng của chúng ta.Những kết luận của Henry Ford, Steve Jobs và Noel Gallagher đều xuất phát từ những bối cảnh và thế hệ rất khác biệt, nhưng từ khi nào mà những nhận định gây tranh cãi của họ rằng khách hàng không phải lúc nào cũng đúng trở nên đáng tranh cãi?Nỗi ám ảnh hiện tại với các khách hàng thông thái không nên dẫn đến việc các doanh nghiệp phản ứng bằng cách mang lại cho khách hàng thêm nhiều thứ tương tự nhau, mà là mang lại mọi thứ nhanh hơn. Có lẽ Steve Jobs đã đúng khi nói rằng: “Nhiều khi, mọi người không biết họ muốn gì cho tới khi bạn cho họ thấy“.Chỉ khi chấp nhận sự thật không mấy dễ chịu rằng khách hàng không thể cho bạn biết làm sao để cải tiến, chúng ta mới có thể tiếp tục thúc đẩy xa mọi giới hạn và xác định những giải pháp cho công việc kinh doanh.Tham khảo: TheNextWeb
Mới đây, phóng viên Neil C. Hughes của trang tin TheNextWeb đã phỏng vấn nhà đầu tư mạo hiểm của Thung lũng Silicon Guy Kawasaki về tinh thần kinh doanh, startup, và sự nghiệp công nghệ của ông tại Apple với vai trò “giám đốc truyền giáo” của công ty, người từng tham gia chỉ đạo chiến lược marketing cho chiếc máy tính Macintosh nguyên bản. Bài phỏng vấn đã gợi lại cho Guy Kawasaki về những trải nghiệm của ông khi làm việc với Steve Jobs.Không hề do dự, Kawasaki khuyên rằng một trong những bài học lớn nhất ông học được từ Steve Jobs là khách hàng không thể cho bạn biết làm sao để cải tiến sản phẩm.”Hầu như họ chỉ bảo bạn cách để làm tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn bất kỳ thứ gì mà họ đang mua từ bạn. Do đó, trong trường hợp của Apple, người ta đòi hỏi một Apple tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, trái ngược với Macintosh, hay gần đây là Macintosh tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, trái ngược với các thiết bị iOS“.Trong suốt quá trình đối thoại, Kawasaki còn nói về cách mà Jobs đã đi trước thời đại. “Steve thực sự bình đẳng khi mà ông không quan tâm đến dân tộc, màu da, tín ngưỡng, xu hướng tình dục, hay tôn giáo bạn đang đi theo. Mọi thứ ông quan tâm là liệu bạn có đủ tài năng hay không“.Kawasaki còn tin rằng Steve Jobs đã dạy cho chúng ta rằng bạn phải đưa sản phẩm ra thị trường. Bạn không thể chờ sản phẩm hoàn hảo này đến đúng thời điểm hoàn hảo được.”Chiếc Macintosh 128k vào năm 1984 khó có thể nói là hoàn hảo được, nhưng nó đủ tốt để bán, và một khi bạn bán ra, bạn học được nhiều thứ hơn là ngồi chờ trong một căn phòng tiếng vang (ám chỉ một cộng đồng khép kín chỉ trao đổi cùng quan điểm với nhau, không tiếp thu ý kiến từ bên ngoài)“.