Trang The Verge đưa tin, công nghệ của Huawei, ZTE sẽ bị cấm sử dụng trong Chính phủ Mỹ và các nhà thầu cung cấp dịch vụ cho Nhà nước. Lệnh cấm này là một phần của đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào ngày 13/8.
Đây là kết quả sau nhiều tháng trời kiến nghị của các thành viên Đảng Cộng hòa bởi nhiều thành viên coi 2 công ty viễn thông lớn nhất của Trung Quốc này là mối đe dọa tới an ninh quốc gia.
Hồi tháng 6, Thượng viện Mỹ đã đề xuất cấm ZTE mua bán, hợp tác, sử dụng công nghệ thuộc sở hữu của Mỹ, với mục đích gia tăng khả năng đóng cửa công ty này. Tuy nhiên, Nhà Trắng, đứng đầu là Tổng thống Donald Trump đã không thông qua vì lệnh cấm “có thể ảnh hưởng đến hàng nghìn nhân công”.
Cuối cùng, Quốc hội Mỹ lại quyết định cấm Chính phủ Mỹ hay bất kỳ ai muốn làm việc với Chính phủ sử dụng công nghệ, sản phẩm của Huawei, ZTE và một số công ty viễn thông Trung Quốc khác. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực trong vòng 2 năm tới.
Theo đó, lệnh mới sẽ cấm Chính phủ và các công ty có liên quan sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Huawei, ZTE ở những việc “thiết yếu”, “quan trọng” trong hệ thống mà họ đang sử dụng. Một số sản phẩm của những công ty Trung Quốc này sẽ vẫn được phép sử dụng nhưng chúng không được dùng để định tuyến hoặc xem dữ liệu.
Bên cạnh đó, lệnh này cũng đề nghị một số cơ quan Chính phủ, bao gồm ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) ưu tiên rót vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp buộc phải thay đổi công nghệ của mình.
Ủy ban Thương mại Mỹ đã chấp nhận thỏa thuận để gỡ bỏ lệnh cấm, đồng thời yêu cầu ZTE nộp phạt và xử lý những nhân viên, lãnh đạo có liên quan. Tuy nhiên, ông Trump liệu có tiếp tục đổi ý hay không là điều mà khó ai có thể đoán trước.
Được biết, Huawei và ZTE từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của Chính phủ Mỹ. Từ năm 2012, cả 2 công ty này đã bị coi là mối đe dọa tới an ninh quốc gia nên những người đứng đầu của các cơ quan an ninh Mỹ đều khuyến cáo không sử dụng sản phẩm của ZTE và Huawei.
Dù lệnh cấm này chưa có hiệu lực ngay song tầm ảnh hưởng mà nó gây ra sẽ là rất lớn, khi hàng loạt công ty sẽ buộc phải loại bỏ những sản phẩm, công nghệ của Huawei và ZTE mà họ đang sử dụng và chọn nhà cung ứng khác.
Mộc Trà (tổng hợp)
Đây là kết quả sau nhiều tháng trời kiến nghị của các thành viên Đảng Cộng hòa bởi nhiều thành viên coi 2 công ty viễn thông lớn nhất của Trung Quốc này là mối đe dọa tới an ninh quốc gia.
Hồi tháng 6, Thượng viện Mỹ đã đề xuất cấm ZTE mua bán, hợp tác, sử dụng công nghệ thuộc sở hữu của Mỹ, với mục đích gia tăng khả năng đóng cửa công ty này. Tuy nhiên, Nhà Trắng, đứng đầu là Tổng thống Donald Trump đã không thông qua vì lệnh cấm “có thể ảnh hưởng đến hàng nghìn nhân công”.
Cuối cùng, Quốc hội Mỹ lại quyết định cấm Chính phủ Mỹ hay bất kỳ ai muốn làm việc với Chính phủ sử dụng công nghệ, sản phẩm của Huawei, ZTE và một số công ty viễn thông Trung Quốc khác. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực trong vòng 2 năm tới.
Theo đó, lệnh mới sẽ cấm Chính phủ và các công ty có liên quan sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Huawei, ZTE ở những việc “thiết yếu”, “quan trọng” trong hệ thống mà họ đang sử dụng. Một số sản phẩm của những công ty Trung Quốc này sẽ vẫn được phép sử dụng nhưng chúng không được dùng để định tuyến hoặc xem dữ liệu.
Bên cạnh đó, lệnh này cũng đề nghị một số cơ quan Chính phủ, bao gồm ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) ưu tiên rót vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp buộc phải thay đổi công nghệ của mình.
Ủy ban Thương mại Mỹ đã chấp nhận thỏa thuận để gỡ bỏ lệnh cấm, đồng thời yêu cầu ZTE nộp phạt và xử lý những nhân viên, lãnh đạo có liên quan. Tuy nhiên, ông Trump liệu có tiếp tục đổi ý hay không là điều mà khó ai có thể đoán trước.
Được biết, Huawei và ZTE từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của Chính phủ Mỹ. Từ năm 2012, cả 2 công ty này đã bị coi là mối đe dọa tới an ninh quốc gia nên những người đứng đầu của các cơ quan an ninh Mỹ đều khuyến cáo không sử dụng sản phẩm của ZTE và Huawei.
Dù lệnh cấm này chưa có hiệu lực ngay song tầm ảnh hưởng mà nó gây ra sẽ là rất lớn, khi hàng loạt công ty sẽ buộc phải loại bỏ những sản phẩm, công nghệ của Huawei và ZTE mà họ đang sử dụng và chọn nhà cung ứng khác.
Mộc Trà (tổng hợp)