Drone và công nghệ nhận diện khuôn mặt dường như là cặp bài trùng chỉ xuất hiện trong phim khoa học viễn tưởng, tuy nhiên Trung Quốc đã áp dụng những thứ này vào quản lý giáo dục.Vệ Tiểu Dũng, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Tứ Xuyên, đã kết hợp 2 công nghệ thời thượng kể trên để theo dõi sự hiện diện của sinh viên, thậm chí phân tích xem họ có chú ý tới môn học hay không.Giáo sư Vệ nói với Sixth Tone rằng: “Bản thân công nghệ này không phải là mới – drone và công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ giúp sinh viên hiểu được những gì họ được dạy”.“Tính khả thi của dự án này sẽ giúp sinh viên hiểu và áp dụng được những gì đã học được.”Nhận diện khuôn mặt là công cụ ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, chúng được sử dụng rộng rãi để “tóm cổ” người vi phạm giao thông, truy bắt nghi phạm hình sự và những kẻ trốn vé tàu xe.Cách đây khoảng 1 tuần, một trường học ở phía đông Hàng Châu đã cho lắp đặt camera tích hợp AI và nhận diện khuôn mặt để “điểm danh”, phân tích nét mặt và trạng thái cảm xúc của học sinh.

Trung Quốc: Drone tích hợp nhận diện khuôn mặt tham gia quản lý giáo dục - Ảnh 1.

Sinh viên ngành khoa học máy tính tỏ ra bất ngờ với drone nhận diện khuôn mặt của giáo sư Vệ Tiểu Dũng (Ảnh: Xinhua)

Giáo sư Vệ cho biết, ông cũng đã thử nghiệm công nghệ nhận diện khuôn mặt để làm điều tương tự với sinh viên vào năm 2016 nhưng lúc đó vẫn còn nhiều hạn chế.“Nó không được dùng để theo dõi một vài sinh viên, mà là cả tập thể. Không chỉ phân tích hành vi, công nghệ này sẽ đánh giá mức độ hài lòng và sự chú ý của sinh viên”, Vệ giải thích.Trung Quốc là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển và thương mại hóa công nghệ nhận diện khuôn mặt. Tháng tư vừa qua, một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc – Alibaba, đã đầu tư 600 triệu USD vào SenseTime, một công ty chuyên về công nghệ nhận diện khuôn mặt ở Hồng Kông. Chính phủ Trung Quốc cũng đang đầu tư cho hệ thống cơ sở dữ liệu khuôn mặt, lưu trữ thông tin về khoảng 1,3 tỷ dân – Nếu thành công, hệ thống này sẽ cho phép xác định danh tính công dân trong ít nhất 3 giây.Dù đổi mới công nghệ có thể mang lại nhiều tiện ích, các chuyên gia và người dân đang lo ngại cuộc sống riêng tư của họ sẽ bị xâm phạm và dẫn đến rủi ro an ninh.Đã nghiên cứu công nghệ nhận diện khuôn mặt cả thập kỷ nhưng giáo sư Vệ vẫn lo sợ: “Thách thức lớn nhất chính là, công chúng có chấp nhận đánh đổi riêng tư để lấy sự an toàn cho xã hội hay không”. Theo SixthTone