Từ tháng 6 vừa qua, những cơn mưa lớn tại Tứ Xuyên đã gây lũ lụt trên diện rộng, gián tiếp khuấy động giá trị bitcoin toàn cầu. Tờ Financial Times của Anh tin rằng lũ lụt ở Tứ Xuyên, mà đặc biệt là đợt lũ ròng đã phá hủy nhiều mỏ đào bitcoin trong khu vực, cùng với những đợt nắng nóng kéo dài ở châu Âu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đào bitcoin, khiến đồng tiền này nhiều phen trồi sụt thất thường.
Theo các số liệu thống kê chưa hoàn chỉnh, tại Tỉnh Tứ Xuyên có đến hơn 6.600 trạm thủy điện đang hoạt động. Để tận dụng nguồn năng lượng giá rẻ này, các mỏ đào bitcoin thường được xây dựng ngay bên trong các trạm thủy điện, tiêu thụ một lượng lớn điện năng, dẫn đến tình trạng các trạm thủy điện này phải hoạt động hết công suất.
Giữa rừng núi Tứ Xuyên, những ngôi nhà thép đủ màu sắc mọc lên, phân chia thế giới thành hai phần rõ rệt. Thật khó mà tưởng tượng được rằng bên trong những ngôi nhà hết sức bình thường lọt thỏm giữa một vùng xa xôi hẻo lánh này, những chương trình tính toán tiên tiến bậc nhất mà loài người từng nghĩ ra đang được thực thi mỗi ngày.
Vào ngày 12/7, phóng viên tờ Xiaorui Finance đã có dịp ghé thăm một mỏ đào bitcoin bên trong một trạm thủy điện, với hơn 3.000 máy đào hoạt động suốt ngày đêm. Theo các “thợ mỏ”, mỗi tháng mỏ đào này tiêu tốn 1 triệu Yuan tiền điện (tương đương hơn 3,4 tỷ VND). Tức mỗi năm, mỏ này tốn đến 12 triệu Yuan (gần 41 tỷ VND) cho 3.000 máy đào – nghe rất “khủng”, nhưng lại chỉ được xếp vào loại…nhỏ trong số các mỏ ở Tứ Xuyên.
Chủ mỏ đào này từng là chủ một tiệm cafe Internet ở Thượng Hải. Khi ngành công nghiệp cafe Internet đi xuống, công nghệ blockchain xuất hiện, anh lập tức trở thành một “thợ mỏ”. Đối với anh, chủ tiệm cafe Internet hay chủ mỏ đào tiền mã hóa cũng không khác nhau là bao. Cả hai nghề đều phải trông nom máy tính, nhưng “thợ mỏ” còn dễ dàng hơn khi chỉ cần nhìn vào màn hình kiểm tra thông số mỗi 2 giờ một lần để xem liệu có thiết bị nào hư hỏng hay không.
“Đào tiền mã hóa không phải là đầu cơ, những đồng tiền đầu cơ thì không nên đào” – đó là câu nói cửa miệng của ngành công nghiệp đào tiền mã hóa, và một “thợ mỏ” cho biết anh chẳng bao giờ quan tâm đến giá trị của chúng cả. “Tôi chưa từng mua một đồng tiền nào, dù là bitcoin hay bất kỳ đồng tiền nào khác. Tôi thậm chí còn chẳng đào tiền mã hóa trong mỏ này. Tôi chỉ quan tâm máy có hỏng hay không mà thôi. Ông chủ mới xem giá trị tiền đào được, tôi thì không phải lo lắng về chúng“.
Đây là một trạm thủy điện được xây từ năm 1952. Kỹ sư điện Lao Zhang, người gác trạm thủy điện, đã làm ở đây hơn 10 năm rồi. Trong vài năm trở lại đây, nhiều người đã đến Tứ Xuyên để tìm các trạm thủy điện như thế này để mở mỏ đào, nhưng cuối cùng họ không đầu tư. Bất ngờ khi Xiaorui Finance ghé thăm, Zhang nói: “Bitcoin đang tụt dốc không phanh. Anh vẫn muốn lao đầu vào à? Nó đã giảm xuống dưới 40.000 Yuan (khoảng 5.800 USD) trong hai ngày qua“. Về trận lũ vừa qua, Zhang nói khoảng 100.000 người đã chết, tuy nhiên nơi anh ở không hề hấn gì.
Những thợ mỏ sống trong rừng, trên núi, nơi chẳng hề có một cửa hàng tạp hóa hay quầy bar nào, chỉ có đường xuống và lên mà thôi. Là những cư dân duy nhất trong các trạm thủy điện này, họ chỉ còn cách xem các chương trình TV trên Youku để giết thời gian.
Bên trong mỏ đào màu thép lạnh, dây nhợ chằng chịt, và hàng ngàn cỗ máy kêu ro ro một cách đơn điệu. Những chiếc quạt khổng lồ được gắn trên các bờ tường ở cả hai phía căn phòng. Hệ thống tản nhiệt chất lỏng hoạt động 24 tiếng mỗi ngày cùng với máy đào. Ban đêm. hàng ngàn ánh đèn xanh lá trên các máy đào lập lòe, khiến người ta có cảm giác đang ở trong một vùng đất hẻo lánh lạnh lẽo.
Đây là một mỏ đào đang được xây dựng, ước tính có thể chứa được 100.000 máy. Sau khi hoàn thiện, nó dự đoán sẽ tiêu tốn 360 triệu Yuan (hơn 1.227 tỷ VND) tiền điện. Chủ mỏ, Li Giang, cho biết công ty của ông có nhiều mỏ với kích cỡ như thế này. Tại vùng Tứ Xuyên, các mỏ nhỏ thường có lượng máy đào khoảng từ 3.000 – 5.000, trong khi các mỏ lớn có đến hàng chục ngàn máy! Nhiều mỏ được “chống lưng” bởi các tập đoàn lớn, một số còn “vung tiền” mua hẳn một trạm thủy điện, hay góp vốn đầu tư vào các trạm đó để sử dụng cho riêng mình.
Được biết, vào tháng 9/2016, Tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành “Chỉ đạo về quản lý và đẩy mạnh quản lý hạ tầng thủy điện”, nêu rõ rằng trong “thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 13, Tứ Xuyên sẽ kiểm soát chặt chẽ việc phê duyệt các dự án thủy điện cỡ trung và ngừng phát triển các dự án cỡ nhỏ một cách toàn diện. Các trạm thủy điện cỡ nhỏ và trung sẽ không được mở rộng nữa“.
Tham khảo: Sina
Theo các số liệu thống kê chưa hoàn chỉnh, tại Tỉnh Tứ Xuyên có đến hơn 6.600 trạm thủy điện đang hoạt động. Để tận dụng nguồn năng lượng giá rẻ này, các mỏ đào bitcoin thường được xây dựng ngay bên trong các trạm thủy điện, tiêu thụ một lượng lớn điện năng, dẫn đến tình trạng các trạm thủy điện này phải hoạt động hết công suất.
Giữa rừng núi Tứ Xuyên, những ngôi nhà thép đủ màu sắc mọc lên, phân chia thế giới thành hai phần rõ rệt. Thật khó mà tưởng tượng được rằng bên trong những ngôi nhà hết sức bình thường lọt thỏm giữa một vùng xa xôi hẻo lánh này, những chương trình tính toán tiên tiến bậc nhất mà loài người từng nghĩ ra đang được thực thi mỗi ngày.
Vào ngày 12/7, phóng viên tờ Xiaorui Finance đã có dịp ghé thăm một mỏ đào bitcoin bên trong một trạm thủy điện, với hơn 3.000 máy đào hoạt động suốt ngày đêm. Theo các “thợ mỏ”, mỗi tháng mỏ đào này tiêu tốn 1 triệu Yuan tiền điện (tương đương hơn 3,4 tỷ VND). Tức mỗi năm, mỏ này tốn đến 12 triệu Yuan (gần 41 tỷ VND) cho 3.000 máy đào – nghe rất “khủng”, nhưng lại chỉ được xếp vào loại…nhỏ trong số các mỏ ở Tứ Xuyên.
Chủ mỏ đào này từng là chủ một tiệm cafe Internet ở Thượng Hải. Khi ngành công nghiệp cafe Internet đi xuống, công nghệ blockchain xuất hiện, anh lập tức trở thành một “thợ mỏ”. Đối với anh, chủ tiệm cafe Internet hay chủ mỏ đào tiền mã hóa cũng không khác nhau là bao. Cả hai nghề đều phải trông nom máy tính, nhưng “thợ mỏ” còn dễ dàng hơn khi chỉ cần nhìn vào màn hình kiểm tra thông số mỗi 2 giờ một lần để xem liệu có thiết bị nào hư hỏng hay không.
“Đào tiền mã hóa không phải là đầu cơ, những đồng tiền đầu cơ thì không nên đào” – đó là câu nói cửa miệng của ngành công nghiệp đào tiền mã hóa, và một “thợ mỏ” cho biết anh chẳng bao giờ quan tâm đến giá trị của chúng cả. “Tôi chưa từng mua một đồng tiền nào, dù là bitcoin hay bất kỳ đồng tiền nào khác. Tôi thậm chí còn chẳng đào tiền mã hóa trong mỏ này. Tôi chỉ quan tâm máy có hỏng hay không mà thôi. Ông chủ mới xem giá trị tiền đào được, tôi thì không phải lo lắng về chúng“.
Đây là một trạm thủy điện được xây từ năm 1952. Kỹ sư điện Lao Zhang, người gác trạm thủy điện, đã làm ở đây hơn 10 năm rồi. Trong vài năm trở lại đây, nhiều người đã đến Tứ Xuyên để tìm các trạm thủy điện như thế này để mở mỏ đào, nhưng cuối cùng họ không đầu tư. Bất ngờ khi Xiaorui Finance ghé thăm, Zhang nói: “Bitcoin đang tụt dốc không phanh. Anh vẫn muốn lao đầu vào à? Nó đã giảm xuống dưới 40.000 Yuan (khoảng 5.800 USD) trong hai ngày qua“. Về trận lũ vừa qua, Zhang nói khoảng 100.000 người đã chết, tuy nhiên nơi anh ở không hề hấn gì.
Những thợ mỏ sống trong rừng, trên núi, nơi chẳng hề có một cửa hàng tạp hóa hay quầy bar nào, chỉ có đường xuống và lên mà thôi. Là những cư dân duy nhất trong các trạm thủy điện này, họ chỉ còn cách xem các chương trình TV trên Youku để giết thời gian.
Bên trong mỏ đào màu thép lạnh, dây nhợ chằng chịt, và hàng ngàn cỗ máy kêu ro ro một cách đơn điệu. Những chiếc quạt khổng lồ được gắn trên các bờ tường ở cả hai phía căn phòng. Hệ thống tản nhiệt chất lỏng hoạt động 24 tiếng mỗi ngày cùng với máy đào. Ban đêm. hàng ngàn ánh đèn xanh lá trên các máy đào lập lòe, khiến người ta có cảm giác đang ở trong một vùng đất hẻo lánh lạnh lẽo.
Đây là một mỏ đào đang được xây dựng, ước tính có thể chứa được 100.000 máy. Sau khi hoàn thiện, nó dự đoán sẽ tiêu tốn 360 triệu Yuan (hơn 1.227 tỷ VND) tiền điện. Chủ mỏ, Li Giang, cho biết công ty của ông có nhiều mỏ với kích cỡ như thế này. Tại vùng Tứ Xuyên, các mỏ nhỏ thường có lượng máy đào khoảng từ 3.000 – 5.000, trong khi các mỏ lớn có đến hàng chục ngàn máy! Nhiều mỏ được “chống lưng” bởi các tập đoàn lớn, một số còn “vung tiền” mua hẳn một trạm thủy điện, hay góp vốn đầu tư vào các trạm đó để sử dụng cho riêng mình.
Được biết, vào tháng 9/2016, Tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành “Chỉ đạo về quản lý và đẩy mạnh quản lý hạ tầng thủy điện”, nêu rõ rằng trong “thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 13, Tứ Xuyên sẽ kiểm soát chặt chẽ việc phê duyệt các dự án thủy điện cỡ trung và ngừng phát triển các dự án cỡ nhỏ một cách toàn diện. Các trạm thủy điện cỡ nhỏ và trung sẽ không được mở rộng nữa“.
Tham khảo: Sina