Tròn 10 năm sau vụ động đất tại Tứ Xuyên cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành xây dựng mạng lưới đám mây mới nhằm giúp các nhà khoa học có thể hiểu và dự đoán tốt hơn các thảm họa tự nhiên có thể xảy ra.Cụ thể, Viện nghiên cứu Care-Life, một trung tâm chuyên nghiên cứu động đất tại Thành Đô, Mân Xuyên, Tứ Xuyên đã thiết lập hệ thống các trạm theo dõi địa chấn tại khu vực này. Đây cũng chính là khu vực đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong thảm họa động đất diễn ra vào tháng 5/2008.
Trận động đất khủng khiếp xảy ra vào tháng 5/2008 tại Tự Xuyên đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người.
Theo đó, 2000 trạm đầu tiên sẽ được xây dựng tại hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam và là bước khởi đầu trong dự án “mạng lưới bản đồ đám mây ngầm”, dự kiến kéo dài đến năm. Hệ thống này sẽ thu thập thông tin về địa chất dưới bề mặt Trái Đất và truyền tín hiệu đến trạm điều khiển theo thời gian thực. Sau đó, trạm trung tâm sẽ sử dụng các thuật toán để xác định cường độ của một cơn địa chấn trước khi nó kịp thời xảy ra.Wang Tun, nhà sáng lập Viện nghiên cứu Care-Life cho biết: “Phương thức hoạt động của hệ thống bản đồ đám mây cũng tương tự với công nghệ dự báo thời tiết. Nó có thể dự đoán trước phạm vi và cường độ của một trận động đất khoảng vài ngày với độ chính xác – dao động từ 70 – 80%”. Ông cũng nhấn mạnh giống như dự báo thời tiết, dự đoán động đất không thể đạt độ chính xác tuyệt đối.Mặc dù dự án này có tên “mạng lưới bản đồ đám mây ngầm” nhưng hệ thống trạm tín hiệu sẽ hoàn toàn được xây dựng trên mặt đất và vẫn có thể theo dõi hoạt động dưới lớp vỏ Trái Đất. Ngoài ra, hệ thống này còn có thể phát hiện những hiện tượng địa chấn bất thường trong phạm vi bán kính 20km dưới lòng đất. Ông Wang khẳng định những thông tin thu thập được sẽ được chia sẻ với chính quyền địa trung ương sau khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc trong vòng 2 năm tới.
“Mạng lưới bản đồ đám mây” có thể dự đoán các trận động đất sắp xảy ra với độ chính xác lên đến 80%.
Với sự phát triển của công nghệ cùng hàng loạt nghiên cứu, báo cáo mới, các nhà khoa học trên toàn thế giới hiện nay đã có một cái nhìn sâu sắc hơn về động đất. Tuy nhiên, họ đều thống nhất rằng đây là hiện tượng khó dự đoán nhất, không giống như những thảm họa tự nhiên khác.Trước đó, giới khoa học đã thử chuyển sang sử dụng những loại vệ tinh đặc biệt để nhận dạng những hiện tượng điện từ bất thường trong lòng đất nhưng không thu được nhiều kết quả khả quan. Đầu năm 2018, Trung Quốc cũng đã triển khai dự án vệ tinh nhằm xác định các cơn địa chấn nhỏ, thường xảy ra trước các trận động đất lớn.Zhai Guofang, chuyên gia về phòng chống thiên tai tại Đại học Nam Kinh, Giang Tô cho biết những dữ liệu thu thập được từ hệ thống bản đồ đám mây trong lòng đất có thể giúp giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại mà động đất gây ra. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu khoảng thời gian thử nghiệm 2 năm có đủ để các nhà khoa học thu về được những kết quả mong muốn hay không.
“Mạng lưới bản đồ đám mây” sẽ giúp tăng cường hệ thống cảnh báo động đất của chính phủ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ông Wang cũng chia sẻ dự án mạng lưới này đã được nghiên cứu trong vòng 7 năm qua và sẽ giúp củng cố thêm hệ thống cảnh báo thiên tai hiện tại của chính phủ. Ông cho biết: “Nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để dự báo về những trận động đất có khả năng xảy ra, qua đó giúp chính phủ thông báo và di tản người dân kịp thời”. Sau thảm họa xảy ra vào 10 năm trước tại Tứ Xuyên, chính phủ Trung Quốc đã thành lập một hệ thống cảnh báo sớm nhằm thông báo đến người dân cũng như chính quyền địa phương để tiến hành những biện pháp phòng tránh.Vào giữa năm ngoái, một trận động đất mạnh 7 độ Richter cũng đã xảy ra tại khu thắng cảnh Cửu Trại Câu, Tứ Xuyên. Chính quyền tại đây đã kịp thời sử dụng hệ thống của chính phủ để gửi cảnh báo đến người dân chỉ 1 phút trước khi thảm họa này ập xuống. Những cảnh báo tương tự cũng được gửi đến các khu vực lân cận như Thành Đô hay Mân Xuyên. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ xây dựng 15.000 trạm cảnh báo trên khắp cả nước vào năm 2020 và tập trung vào những khu vực đông dân cư để hạn chế tối đa thiệt hại do động đất và các thảm họa tự nhiên khác gây ra.Theo Sixthstone