Ít nhất một trường học tại Trung Quốc, trường Hangzhou Number 11 High School tại tỉnh Zhejiang, đang sử dụng giải pháp
nhận diện gương mặt để xem học sinh viên sinh viên có đang tập trung trong giờ học hay không. Hệ thống này có thể lấy được dữ liệu thời gian thực và biết từng học viên đang có biểu cảm như thế nào: ngạc nhiên, buồn, có ác cảm, giận dữ, hạnh phúc, sợ hay trung tính, thậm chí biết được khi nào thì học sinh cảm thấy không khỏe. Trường nói trên đã chạy thử hệ thống từ tháng 3 năm nay với mục đích giúp giáo viên hiểu hơn về cảm nhận của học sinh từ đó điều chỉnh phong cách dạy của mình.
Giáo viên còn có thể xem thống kê về cảm nhận của học sinh theo thời gian, và mỗi dữ liệu được ghi nhận đều có thời gian nên giáo viên sẽ biết được học sinh bắt đầu lơ là khi nào, ai là người lơ là. Chưa rõ những người được xác định là “giận dữ” hay “buồn” thì sẽ được giải quyết như thế nào. Liệu điểm có bị ảnh hưởng không? Có bị mời phụ huynh không? Và theo lý thuyết, cũng có thể xài chức năng này để
điểm danh trong lớp nữa.
Tờ Epoch Times nói rằng học sinh trong lớp lo ngại về việc bị
giám sát liên tục nhưng dần dần thấy hệ thống này bình thường. Chưa rõ ý kiến phụ huynh thì sao, nhưng đa số phản hồi trên mạng Internet Trung Quốc đều là tiêu cực và phản đối việc giám sát kiểu này.
Trong khi đó tại Mỹ, các trường học cũng được trang bị công nghệ giám sát hiện đại, có cả nhận diện
gương mặt, nhưng chủ yếu để bảo vệ học sinh sinh viên. Ví dụ trường học tại bang New Mexico có thiết bị âm thanh để cảnh báo nhanh khi có tiếng súng, trường ở Arkansas thì dùng camera nhận diện gương mặt để tìm người lạ đột nhập vào trường.