Dự luật hỗ trợ và truy cập (Assistance and Access) của Úc vừa đưa ra công khai vào tuần qua để lấy ý kiến đóng góp từ người dân đã tăng cường hình phạt với những người từ chối mở khóa điện thoại cho cảnh sát. Theo Luật tội phạm hiện tại của Úc, các thẩm phán có thể đưa ra quyết định giam giữ trong hai năm với những người từ chối cung cấp dữ liệu theo yêu cầu. Dự luật mới đã mở rộng án phạt lên đến 10 năm, vì cho rằng hình phạt hiện tại không đủ mạnh.

Uc se phat sep 10 nam tu neu cong ty tu choi mo khoa dien thoai toi pham
 

Dự luật mới mở rộng đối tượng hỗ trợ truy cập dữ liệu kẻ tình nghi không chỉ bao gồm các công ty viễn thông như cũ mà còn có thêm các nhà cung cấp thiết bị và các nhà phát triển ứng dụng có “mối quan hệ với Úc”. Các công ty này sẽ phải tuân thủ yêu cầu của chính phủ về việc lấy và cung cấp thông tin về các nghi can.
Nếu công ty không đồng ý có thể phải đối mặt với hình phạt, cảnh cáo hoặc quyết định cưỡng ép thực thi. Tuy vậy, dự luật không yêu cầu các công ty phải tạo ra những cửa hậu trên sản phẩm để hỗ trợ chính phủ khi có yêu cầu về hỗ trợ lấy thông tin. 

Dự luật của Úc đã tạo ra cuộc tranh luận phức tạp và nóng bỏng về vai trò của mã hóa trong kinh doanh công nghệ cao. Dự luật quy định không tạo ra cửa hậu (backdoor), nhưng vẫn tìm kiếm nhiều loại hỗ trợ với nhiều biện pháp khác nhau để có thể lấy được dữ liệu của các nghi phạm.
Nhiều dịch vụ như Snapchat không sử dụng mã hóa đầu cuối – đầu cuối, nghĩa là chính phủ có thể sử dụng luật này để lấy các khóa mã hóa của người dùng.
Mong muốn kiểm soát dữ liệu người dùng của các cơ quan chính phủ đang là vấn đề gây căng thẳng toàn cầu. Tại Mỹ, Apple và FBI đã lôi nhau ra tòa án xung quanh yêu cầu  đột nhập vào các thiết bị của nghi phạm. Trong khi đó, Nga đã chặn Telegram sau khi mạng xã hội này không bàn giao khóa mã hóa bảo vệ các cuộc trò chuyện của người dùng.
 
Theo VnReview

VietBao.vn