Năm 2017, các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford (Mỹ) đưa ra thống kê mức độ vận động người dân ở các nước dựa trên số bước chân trung bình mỗi ngày. Người dân Việt Nam thuộc nhóm ít vận động khi đi chưa tới 4.000 bước chân mỗi ngày.
Trong khi đó, chi phí dành cho y tế tại Việt Nam tính trên đầu người thấp: khoảng 1 triệu đồng/người/năm, bằng 1/10 của Thái Lan, 1/20 so với Singapore… Vì thế chăm sóc sức khỏe nói chung hay thị trường phòng luyện tập sức khỏe đang là mảnh đất màu mỡ mà chưa được khai thác mạnh mẽ tại Việt Nam.

Ứng dụng Wefit.

Xuất phát WeFit được xây dựng trên mô hình kinh tế chia sẻ với chức năng chính là xử lý nhu cầu của khách hàng. Với WeFit, người dùng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí khi tìm kiếm các phòng tập luyện thể hình. Người dùng chỉ cần mua một gói tập duy nhất của WeFit, kích hoạt ứng dụng trên smartphone để có thể trải nghiệm và tập luyện tại bất kỳ phòng tập nào trong hệ thống. Trong khi đó, các phòng tập cũng sẽ hưởng lợi khi hợp tác với WeFit bởi lẽ ứng dụng này sẽ mang thêm lượng khách mới, giúp tối ưu hóa chi phí đầu tư phòng tập, tăng doanh thu và nhận diện thương hiệu.
Các phòng tập trong hệ thống WeFit rất đa dạng với hơn 20 bộ môn như Gym, Yoga, Boxing, Zumba… Theo như Khôi Nguyễn- nhà sáng lập kiêm CEO của WeFit  thì hiện nay ứng dụng đã thu hút hơn 6000 khách hàng thường xuyên, kết nối hơn 600 phòng tập và cung cấp hơn 5000 lịch tập luyện mỗi ngày. Trong thời kỳ đầu, WeFit chỉ tập trung vào hai thị trường chủ lực là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 3-4 tháng tiếp theo, các nhà sáng lập WeFit có ý định mở vòng gọi vốn mới nhằm thúc đẩy kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Hơn thế nữa, WeFit còn tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh khi kết nối những dịch vụ làm đẹp và Spa trên nền tảng mô hình kinh tế chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Khôi thì hiện tại WeFit đã có nhà đầu tư thiên thần và đang xúc tiến gọi vốn cho vòng serie A với một số quỹ đầu tư nước ngoài để phát triển trong năm 2018 vì nếu không đicác startup tương tự của nước ngoài sẽ nhảy vào lấy mất cơ hội. Mô hình tương tự như vậy đã xuất hiện ở vài nước trong khu vực Đông Nam Á, có thể kể đến những cái tên: Passport Asia, KFit, Guava Pass, Hero, Yoogaia, Muuyu, Yogarden.

Ứng dụng WeFit là giải pháp tham gia Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM (I-Star) năm 2018 ở nhóm đối tượng 2. Giải thưởng I-Star được xem là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng kết quả nghiên cứu phát triển vào sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo ra những đột phá mới cho sự tăng trưởng bền vững của TP.HCM và cả nước. Thông qua giải thưởng I-Star 2018, Sở KHCN TP.HCM muốn xây dựng văn hóa về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong mọi lĩnh vực, đồng thời lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo trong cộng đồng.Đối tượng và tiêu chí của giải thưởng:• Đối tượng 1: Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã thực hiện ý tưởng kinh doanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, có thành tích nổi bật, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho Thành phố.Tiêu chí xét chọn: 1) Tính sáng tạo 2) Hiệu quả kinh tế 3) Tác động xã hội• Đối tượng 2: Tổ chức, cá nhân có giải pháp đổi mới sáng tạo, giải quyết những vấn đề của cộng đồng và mang lại hiệu quả thiết thực cho Thành phố.Tiêu chí xét chọn: 1) Tính sáng tạo 2) Tác động xã hội• Đối tượng 3: Các tác phẩm truyền thông có nhiều tác động đến hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, có sức lan tỏa mạnh trong cộng đồng.Tiêu chí xét chọn: 1) Chiều sâu nội dung 2) Tính sáng tạo 3) Tác động xã hội• Đối tượng 4: Các tổ chức ươm tạo, tổ chức hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư thiên thần, các chuyên gia tư vấn,… có đóng góp tích cực cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.Tiêu chí xét chọn: Thông qua thành tích cống hiến cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.