Hầu hết ai có một chiếc router Wi-Fi cũng từng trải qua cảm giác khi mạng chập chờn hoặc không vào được, rút phích cắm router, chờ vài phút sau rồi gắn lại và… thật bất ngờ khi mạng đã vào được bình thường.
Vậy, bạn có biết tại sao tắt rồi mở lại router có thể giải quyết một vài trục trặc hay không?
Router giống như một chiếc máy tính nhỏ: chúng có bộ nhớ, bộ xử lý và hệ điều hành. Bạn thường khởi động lại máy tính để giải quyết lỗi, và router Wi-Fi cũng như vậy.
Hầu hết nhà cung cấp dịch vụ (ISP) thường cấp một địa chỉ IP động, dãy số giúp các thiết bị nhận diện, gửi và nhận thông tin, giống như địa chỉ nhà của bạn. Khác với IP động còn có IP tĩnh nhưng chỉ thường dùng cho một mục đích riêng biệt, chủ yếu là trong doanh nghiệp.
Nếu dùng smartphone, tablet hoặc laptop có kết nối Wi-Fi thì chúng thường được cấp một địa chỉ IP động. Do là IP động nên chúng sẽ thay đổi bất cứ lúc nào, và khi router của bạn không “bắt gặp” được thiết bị khi IP thay đổi, kết nối mạng sẽ gặp vấn đề. Đó là lý do khởi động lại router có thể giúp router và thiết bị nối liên lạc lại với nhau.
Ngoài ra, một lý do khác cũng có thể phát sinh khi có quá nhiều thiết bị kết nối vào một router Wi-Fi.
Hiện nay những thiết bị như TV thông minh, nhà thông minh không còn quá xa lạ, nhiều người có đến hơn chục thiết bị kết nối Wi-Fi cùng lúc. Khi có quá nhiều thiết bị kết nối, router của bạn có thể bị hết bộ nhớ hoặc chạy rất chậm. Với bộ nhớ trong 1GB hoặc ít hơn, router có thể gặp vấn đề khi được yêu cầu tải xuống, khởi động lại router cũng có thể khắc phục lỗi.
Trong quá trình khởi động lại, router có thể tìm các kênh (channel) có lưu lượng truy cập thấp và sử dụng chúng để tăng tốc độ hoạt động.
Nếu đã khởi động lại router nhiều lần mà vẫn không sửa được lỗi, có lẽ bạn nên tìm một chiếc router mới hơn, đơn giản vì router cũ đã không còn đáp ứng nhu cầu kết nối và sử dụng cao như hiện tại.
Theo Consumer Reports, hiện các bộ router Wi-Fi mới hỗ trợ chuẩn 802.11ac với khả năng “gánh” hơn 20 thiết bị kết nối cùng lúc.
Để so sánh, chuẩn 802.11g giới thiệu năm 2003 chỉ có thể xử lý ổn định với 2 hoặc 3 thiết bị kết nối. Nhưng con số hơn 20 vẫn còn khá ít nếu so với tốc độ mạng hiện tại có thể đạt được, lượng thiết bị kết nối có thể lên đến gần cả trăm.
Nói chung, việc khởi động lại router là điều nên làm và làm thường xuyên để đảm bảo router của bạn luôn hoạt động ổn định.
Nếu router đặt ở quá xa hoặc không tiện tắt, bạn có thể mua một ổ cắm hẹn giờ rồi cài đặt thời gian bật tắt cho router, phù hợp nhất là tắt vào ban đêm rồi bật lại sau đó khoảng 30 phút, thời gian mà mọi người đều đã ngủ say.
Như vậy bạn đã biết lý do cơ bản tại sao mỗi lần không vào được mạng, rút rồi cắm lại phích cắm router là lại lên được rồi.
Vậy, bạn có biết tại sao tắt rồi mở lại router có thể giải quyết một vài trục trặc hay không?
Router giống như một chiếc máy tính nhỏ: chúng có bộ nhớ, bộ xử lý và hệ điều hành. Bạn thường khởi động lại máy tính để giải quyết lỗi, và router Wi-Fi cũng như vậy.
Hầu hết nhà cung cấp dịch vụ (ISP) thường cấp một địa chỉ IP động, dãy số giúp các thiết bị nhận diện, gửi và nhận thông tin, giống như địa chỉ nhà của bạn. Khác với IP động còn có IP tĩnh nhưng chỉ thường dùng cho một mục đích riêng biệt, chủ yếu là trong doanh nghiệp.
Nếu dùng smartphone, tablet hoặc laptop có kết nối Wi-Fi thì chúng thường được cấp một địa chỉ IP động. Do là IP động nên chúng sẽ thay đổi bất cứ lúc nào, và khi router của bạn không “bắt gặp” được thiết bị khi IP thay đổi, kết nối mạng sẽ gặp vấn đề. Đó là lý do khởi động lại router có thể giúp router và thiết bị nối liên lạc lại với nhau.
Ngoài ra, một lý do khác cũng có thể phát sinh khi có quá nhiều thiết bị kết nối vào một router Wi-Fi.
Hiện nay những thiết bị như TV thông minh, nhà thông minh không còn quá xa lạ, nhiều người có đến hơn chục thiết bị kết nối Wi-Fi cùng lúc. Khi có quá nhiều thiết bị kết nối, router của bạn có thể bị hết bộ nhớ hoặc chạy rất chậm. Với bộ nhớ trong 1GB hoặc ít hơn, router có thể gặp vấn đề khi được yêu cầu tải xuống, khởi động lại router cũng có thể khắc phục lỗi.
Trong quá trình khởi động lại, router có thể tìm các kênh (channel) có lưu lượng truy cập thấp và sử dụng chúng để tăng tốc độ hoạt động.
Nếu đã khởi động lại router nhiều lần mà vẫn không sửa được lỗi, có lẽ bạn nên tìm một chiếc router mới hơn, đơn giản vì router cũ đã không còn đáp ứng nhu cầu kết nối và sử dụng cao như hiện tại.
Theo Consumer Reports, hiện các bộ router Wi-Fi mới hỗ trợ chuẩn 802.11ac với khả năng “gánh” hơn 20 thiết bị kết nối cùng lúc.
Để so sánh, chuẩn 802.11g giới thiệu năm 2003 chỉ có thể xử lý ổn định với 2 hoặc 3 thiết bị kết nối. Nhưng con số hơn 20 vẫn còn khá ít nếu so với tốc độ mạng hiện tại có thể đạt được, lượng thiết bị kết nối có thể lên đến gần cả trăm.
Nói chung, việc khởi động lại router là điều nên làm và làm thường xuyên để đảm bảo router của bạn luôn hoạt động ổn định.
Nếu router đặt ở quá xa hoặc không tiện tắt, bạn có thể mua một ổ cắm hẹn giờ rồi cài đặt thời gian bật tắt cho router, phù hợp nhất là tắt vào ban đêm rồi bật lại sau đó khoảng 30 phút, thời gian mà mọi người đều đã ngủ say.
Như vậy bạn đã biết lý do cơ bản tại sao mỗi lần không vào được mạng, rút rồi cắm lại phích cắm router là lại lên được rồi.