Ngay cả giữa tiết trời oi ả, có người vẫn đắp chăn khi đi ngủ. Nguyên nhân từ đâu?
Chăn đắp từng là vật phẩm vô cùng đắt đỏ từ trước Công nguyên cho đến giai đoạn Trung Cổ. Ngày nay, nó đã trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Mùa đông đắp chăn là điều đương nhiên, nhưng ngay cả giữa ngày hè nóng nực, đôi khi chúng ta đi ngủ cũng không thể thiếu chăn đắp. dù đó chỉ là một cái vỏ chăn mỏng mà thôi.
Vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta hình thành thói quen có vẻ ngược đời này?
Theo giáo sư Alice Hoagland thuộc Trung tâm phòng chống rối loạn giấc ngủ tại Roschester, New York cho biết, việc đắp chăn khi ngủ do hai nguyên nhân chính: Yếu tố về hành vi và yếu tố về sinh lý.
Nếu so sánh hai yếu tố này với nhau thì yếu tố về sinh lý trong cơ thể là lời giải thích rõ ràng hơn cả về hành vi đắp chăn của chúng ta.
Cứ khoảng 60 -90 phút sau khi chúng ta chìm sâu vào giấc ngủ, nhiệt độ thân thể có xu hướng giảm dần theo thời gian. Theo sinh lý học, nhiệt độ thân thể càng cao, ta càng dễ bị tỉnh giấc giữa chừng; ngược lại, khi thân nhiệt giảm, cơ thể sẽ tiết ra hormone melatonin – có tác dụng giúp ta dễ ngủ hơn. Một số bác sĩ đã thử nghiệm khi cho bệnh nhân mặc một loại trang phục đo thân nhiệt đặc biệt. Họ thấy rằng người bệnh dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn nếu thân nhiệt hạ khoảng 0,5 – 1,5oC.
Sau 60 – 90 phút khi đi vào giấc ngủ, con người có dấu hiệu hạ thân nhiệt. (Ảnh: Sidetek)
Nhưng đó mới chỉ là giai đoạn đầu của giấc ngủ thôi, cơ thể vẫn có những biến đổi sinh lý ở giai đoạn sau.
Khi cơ thể chúng ta bước sang giai đoạn mắt chuyển động nhanh REM – giai đoạn của giấc ngủ khi não hoạt động tích cực và xuất hiện giấc mơ, nhiệt độ cơ thể sẽ không còn được điều tiết và phải phụ thuộc theo nhiệt độ ngoài trời.
Khi đêm xuống, nhiệt độ thường thấp hơn so với ban ngày; dù đó là vào mùa hè và biên độ chênh lệch nhiệt độ không cao. Để tránh cho cơ thể khỏi bị nhiễm lạnh, việc đắp một chiếc chăn mỏng là điều cần thiết.
Ngoài ra, giai đoạn REM còn khiến cơ thể giảm tiết hormone serotonin, có tác dụng điều chỉnh tâm trạng của con người. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc đắp chăn dày có thể giúp gia tăng sản xuất serotonin một cách kì diệu.
Đắp chăn dày có thể giúp gia tăng sản xuất serotonin một cách kì diệu. (Ảnh: bestie.vn)
Tuy nhiên, nhiều người cho cho rằng việc luôn đắp chăn khi ngủ không phải vấn đề gì đó liên quan đến khoa học mà đó chỉ là hành động thường ngày được hình thành từ lúc nhỏ. Với tâm lý sợ con bị cảm lạnh khi sức đề kháng còn kém, các ông bố bà mẹ thường có thói quen đắp chăn cho trẻ khi ngủ.
Qua thời gian, việc này trở thành thói quen và chúng ta cảm thấy thiếu thiếu thứ gì đó nếu không có chăn khiến giấc ngủ sẽ không được trọng vẹn.
Vậy bạn đã hiểu vì sao chúng ta thường đắp chăn khi ngủ rồi đấy. Đơn giản là vì chúng muốn một giấc ngủ ngon và sâu hơn mà thôi!
Sơn Tùng
Có thể bạn quan tâm:
Chăn đắp từng là vật phẩm vô cùng đắt đỏ từ trước Công nguyên cho đến giai đoạn Trung Cổ. Ngày nay, nó đã trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Mùa đông đắp chăn là điều đương nhiên, nhưng ngay cả giữa ngày hè nóng nực, đôi khi chúng ta đi ngủ cũng không thể thiếu chăn đắp. dù đó chỉ là một cái vỏ chăn mỏng mà thôi.
Vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta hình thành thói quen có vẻ ngược đời này?
Theo giáo sư Alice Hoagland thuộc Trung tâm phòng chống rối loạn giấc ngủ tại Roschester, New York cho biết, việc đắp chăn khi ngủ do hai nguyên nhân chính: Yếu tố về hành vi và yếu tố về sinh lý.
Nếu so sánh hai yếu tố này với nhau thì yếu tố về sinh lý trong cơ thể là lời giải thích rõ ràng hơn cả về hành vi đắp chăn của chúng ta.
Cứ khoảng 60 -90 phút sau khi chúng ta chìm sâu vào giấc ngủ, nhiệt độ thân thể có xu hướng giảm dần theo thời gian. Theo sinh lý học, nhiệt độ thân thể càng cao, ta càng dễ bị tỉnh giấc giữa chừng; ngược lại, khi thân nhiệt giảm, cơ thể sẽ tiết ra hormone melatonin – có tác dụng giúp ta dễ ngủ hơn. Một số bác sĩ đã thử nghiệm khi cho bệnh nhân mặc một loại trang phục đo thân nhiệt đặc biệt. Họ thấy rằng người bệnh dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn nếu thân nhiệt hạ khoảng 0,5 – 1,5oC.
Sau 60 – 90 phút khi đi vào giấc ngủ, con người có dấu hiệu hạ thân nhiệt. (Ảnh: Sidetek)
Nhưng đó mới chỉ là giai đoạn đầu của giấc ngủ thôi, cơ thể vẫn có những biến đổi sinh lý ở giai đoạn sau.
Khi cơ thể chúng ta bước sang giai đoạn mắt chuyển động nhanh REM – giai đoạn của giấc ngủ khi não hoạt động tích cực và xuất hiện giấc mơ, nhiệt độ cơ thể sẽ không còn được điều tiết và phải phụ thuộc theo nhiệt độ ngoài trời.
Khi đêm xuống, nhiệt độ thường thấp hơn so với ban ngày; dù đó là vào mùa hè và biên độ chênh lệch nhiệt độ không cao. Để tránh cho cơ thể khỏi bị nhiễm lạnh, việc đắp một chiếc chăn mỏng là điều cần thiết.
Ngoài ra, giai đoạn REM còn khiến cơ thể giảm tiết hormone serotonin, có tác dụng điều chỉnh tâm trạng của con người. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc đắp chăn dày có thể giúp gia tăng sản xuất serotonin một cách kì diệu.
Đắp chăn dày có thể giúp gia tăng sản xuất serotonin một cách kì diệu. (Ảnh: bestie.vn)
Tuy nhiên, nhiều người cho cho rằng việc luôn đắp chăn khi ngủ không phải vấn đề gì đó liên quan đến khoa học mà đó chỉ là hành động thường ngày được hình thành từ lúc nhỏ. Với tâm lý sợ con bị cảm lạnh khi sức đề kháng còn kém, các ông bố bà mẹ thường có thói quen đắp chăn cho trẻ khi ngủ.
Qua thời gian, việc này trở thành thói quen và chúng ta cảm thấy thiếu thiếu thứ gì đó nếu không có chăn khiến giấc ngủ sẽ không được trọng vẹn.
Vậy bạn đã hiểu vì sao chúng ta thường đắp chăn khi ngủ rồi đấy. Đơn giản là vì chúng muốn một giấc ngủ ngon và sâu hơn mà thôi!
Sơn Tùng
Có thể bạn quan tâm: