Các cường quốc hạt nhân vẫn tiếp tục nâng cấp và làm mới kho vũ khí của mình khiến nó trở nên hiện đại và nguy hiểm hơn trước, căng thẳng giữa một số quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn tiếp tục leo thang làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về thảm họa hạt nhân cho toàn nhân loại.
Nguy cơ ngày càng tăng
Mặc dù hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã được 122 nước thành viên của LHQ ký kết, 9 cường quốc hạt nhân cũng tuyên bố sẽ từng bước giải trừ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên trên thực tế kho vũ khí hạt nhân của các nước này vẫn đang được nâng cấp và làm mới khiến số lượng đầu đạn tuy giảm nhưng hiện đại và nguy hiểm hơn nhiều so với trước đây.
Công khai và hiếu chiến nhất là Triều Tiên, bất chấp các nghị quyết cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong những năm gần đây Triều Tiên vẫn không ngừng tiến hành các vụ thử nghiệm, trong đó có cả các loại vũ khí liên lục địa, đe dọa an ninh của các quốc gia lân cận và cả thế giới.
Trong năm 2017 nước này đã đẩy mạnh nhiều chương trình hạt nhân, đồng thời tiến hành nhiều vụ thử các loại vũ khí tiên tiến. Đặc biệt là ba vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15, loại tên lửa không những có thể nhắm vào bất kỳ mục tiêu nào trên nước Mỹ, mà còn có thể vươn tới bất kỳ đâu trên thế giới. Kho vũ khí hạt nhân của nước này ước tính có khoảng 10 đến 20 vũ khí hạt nhân.
Ba lần thử nghiệm Hwasong-15 của Triều Tiên. (Ảnh: ntd.tv)
Cường quốc hạt nhân số một thế giới không phải là Mỹ, mà là Nga, hiện tại tuy số lượng vũ khí hạt nhân có giảm một chút so với thời kỳ chiến tranh lạnh, nhưng trên thực tế thì các chương trình nghiên cứu, nâng cấp vẫn luôn được tiến hành.
Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có tên Topol-M của Nga được coi là một trong những loại vũ khí đáng sợ nhất thế giới, hiện nay nó được trang bị một đầu đạn hạt nhân 800 kiloton duy nhất, nhưng có thể được nâng cấp để mang tới sáu đầu đạn hạt nhân cùng mồi nhử, với tốc độ tối đa 7,3km/s tên lửa Topol-M là tên lửa hạt nhân rất hiệu quả trong chiến đấu và vô cùng khó để đánh chặn.
Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đáng sợ nhất thế giới Topol-M. (Ảnh: Genk)
Cường quốc hạt nhân số một thế giới này càng khiến thế giới lo lắng khi tổng thống Putin có một tuyên bố đầy hiếu chiến trong thông điệp liên bang vào đầu năm 2018, ông tuyên bố, nếu bị tấn công hạt nhân, Nga cũng sẽ không do dự đáp trả bằng vũ khí hạt nhân. Ông tiết lộ rằng, Nga có nhiều hệ thống tên lửa hạt nhân chiến lược rất tiên tiến. Trong đó có một hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa, một tên lửa hạt nhân hành trình, cả hai đều có thể nhắm tới bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới, rất khó để đánh chặn, thậm chí ngay cả Mỹ cũng khó đối phó.
Hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác là Ấn Độ và Pakistan cũng đang phát triển và mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình, do hai nước láng giềng này đã có tranh chấp vùng lãnh thổ Kashmir trong một thời gian dài, một số nhà phân tích lo ngại rằng việc này có thể dẫn tới một cuộc đụng độ vũ trang có sử dụng vũ khí nguyên tử.
Trước thực tế rằng các cường quốc hạt nhân, bất chấp những bài học về sự hủy diệt trong quá khứ, vẫn đang không ngừng nâng cấp, thay thế và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình, thì mối lo ngại về thảm họa hạt nhân cho nhân loại hiện nay là rất lớn.
Bên bờ hủy diệt
Các chuyên gia đã đưa ra những kịch bản khác nhau về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân dẫn đến hủy diệt nhân loại. Theo đó, có thể bắt đầu từ những động thái rất nhỏ, rồi theo hiệu ứng lan truyền sẽ dẫn đến những diễn biến không thể khống chế được một khi vũ khí hạt nhân được “huy động vào cuộc”.
Thực tế lịch sử đã cho thấy, trong thế chiến 2, Mỹ đã dùng hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản để phá hủy các mục tiêu quân sự của nước này. Những động thái như thế sẽ châm ngòi cho một chuỗi các cuộc tấn công và đáp trả bằng vũ khí hạt nhân, từ đó sẽ nhanh chóng phát triển lên quy mô tấn công toàn diện một quốc gia.
Vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng để phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng, các mục tiêu quân sự lẫn dân sự. Điều này sẽ dẫn tới rất nhiều thảm họa cho nhân loại, bởi cho dù con người có thể sống sót thì toàn bộ hệ sinh thái, bầu khí quyển và môi trường sẽ bị phá hủy bởi sức hủy diệt ghê gớm của loại vũ khí này.
Nhân loại đã từng nhiều lần rơi vào trạng trạng thái nguy hiểm “ngàn cân treo sợi tóc” bởi nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Lần thứ nhất xảy ra khi căng thẳng giữa Mỹ và Triều tiên lên đến đỉnh điểm, vào cuối năm 2017, Nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đã phát biểu: “Tôi có thể nói rằng, nguy cơ chúng ta phải tiến tới giải pháp quân sự là 3/10. Nếu Triều Tiên tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân thì nguy cơ này, theo tôi đánh giá thì vào khoảng 70%”. Sau đó ông lại nhấn mạnh, “thời gian đang hết” và Tổng thống Trump phải tấn công Triều Tiên nếu như không có gì thay đổi.
Đỉnh điểm trong căng thẳng Mỹ-Triều. (Ảnh: Flashingfong)
Những căng thẳng như vậy thật đáng sợ khi mà cả hai nước đều sở hữu vũ khí hạt nhân, lãnh đạo Triều Tiên nhiều lần tuyên bố rằng tên lửa liên lục địa của họ có thể vươn tới bất kỳ mục tiêu nào trên đất Mỹ. Như vậy kịch bản tấn công toàn diện một quốc gia như các chuyên gia đã phân tích rất có thể sẽ xảy ra.
Lần thứ hai là vào thời chiến tranh lạnh, khi căng thẳng leo thang đến cực điểm, Liên Xô bí mật cho bốn tàu ngầm vượt qua hàng rào phong tỏa của hải quân Mỹ để tiếp cận đất Mỹ tại vùng biển Cuba.
Tàu ngầm B-59 của Liên Xô, được trang bị ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân, đã bị hải quân Mỹ phát hiện trong khi đang nổi lên mặt nước để sạc pin, mặc dù chưa sạc xong, nó lại phải lặn xuống để tránh sự truy kích của hải quân Mỹ. Những trận truy kích đã làm một số bộ phận tàu ngầm hư hại, cộng thêm nhiên liệu cạn kiệt đã làm tàu ngầm B-59 hoàn toàn mất liên lạc với bên ngoài, nhiệt độ trong tàu ngầm cũng tăng cao. Sức nóng bên trong tàu ngầm, tình trạng thiếu oxy khiến cho cuộc sống bên trong như địa ngục, ba chỉ huy tàu khi đó còn phải đối mặt với một quyết định “ngàn cân treo sợi tóc”, đó là có tấn công tàu sân bay của Mỹ đang tiến hành vây lùng họ hay không.
Hai trong số ba chỉ huy tàu đã đồng ý “khai hỏa”, tuy nhiên, khi mà quyết định tấn công bằng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân gần như đã ngã ngũ, thì người thứ ba, Vasili Arkhipov, đã triển hiện ra thần tích. Trong bầu không khí nóng bức, ngột ngạt, anh vẫn giữ được cái đầu lạnh, lập luận hợp lý, thuyết phục được 2 vị thủy thủ tiền bối cho tàu nổi lên trên mặt nước như một hành động đầu hàng hải quân Mỹ, rồi sau đó rút quân về nước. Hành động này đối với các tướng đánh trận thật không dễ dàng, nhưng nó đã cứu nhân loại thoát khỏi kiếp nạn chiến tranh hạt nhân.
Người hùng thầm lặng Vasili Arkhipov.
Với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga và Mỹ, chiếm đến 93% tổng số vũ khí hạt nhân của toàn nhân loại, hơn nữa khi đó rất nhiều vũ khí hạt nhân đã được triển khai vào vị trí sẵn sàng. Nếu như chỉ huy tàu B-59 quyết định khai hỏa thì một chuỗi các hành động tấn công đáp trả của Mỹ và Nga sau đó chắc chắn sẽ đưa nhân loại về thời kỳ đồ đá.
Hiện nay, mâu thuẫn và tranh chấp giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn tồn tại, có nơi còn rất căng thẳng. Mặc dù đã nhận ra được những nguy hiểm mà vũ khí hạt nhân mang lại, nhưng giải pháp hiệu quả cho vấn đề này còn đang là một câu hỏi lớn.
Nỗ lực không ngừng
Trước những bài học thời thế chiến thứ 2 và thời chiến tranh lạnh, cùng những bằng chứng thiết thực về sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân đối với các nền văn minh trong quá khứ, thậm chí với cả các tinh cầu khác. Thì rất nhiều cá nhân, tổ chức và chính phủ đã và đang nỗ lực không ngừng để ngăn chặn mối nguy hiểm này cho nhân loại.
Tổng thống Donald J. Trump cùng nội các của mình đang nỗ lực không ngừng để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Cuộc gặp giữa ông và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore vào ngày 12/6/2018 đã đạt được kết quả ban đầu, đó là hai bên nhất trí với mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Một tổ chức quốc tế có tên Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) đã được trao giải Nobel hòa bình năm 2017, theo ban tổ chức lễ trao giải: “Công việc của họ đã hướng sự chú ý đến những hệ quả mang tính thảm kịch với nhân loại nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng. Giải cũng được trao cho những nỗ lực của họ nhằm đạt thỏa thuận ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”.
Video:
Được thành lập từ năm 2007, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, là liên minh gồm trên 100 tổ chức phi chính phủ tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Trong hơn một thập kỷ qua đã nỗ lực vì mục tiêu xóa bỏ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới. Tháng 7/2017, nỗ lực của tổ chức này đã khiến Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân (TPNW) được thông qua tại Liên Hiệp Quốc với 122 phiếu. Một hiệp ước cấm phát triển, thử nghiệm, sản xuất, mua bán, sở hữu, tàng trữ, chuyển giao, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác đã có hiệu lực.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cũng bày tỏ quan điểm của mình tại Hội nghị Giải trừ quân bị: “Có rất nhiều lo lắng trên toàn thế giới về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân. Các quốc gia vẫn kiên trì theo đuổi ý tưởng sai lầm rằng vũ khí hạt nhân làm cho thế giới an toàn hơn … Ở cấp độ toàn cầu, chúng ta phải hướng tới việc tạo ra một động lực mới trong việc loại bỏ vũ khí hạt nhân”.
Sức hủy diệt của vũ khí hạt nhân khiến cả những nhà khoa học “sinh ra” nó phải khiếp sợ, nhân loại đã được chứng kiến, các chính phủ cũng đã nhận ra được nguy cơ này, nhưng một giải pháp khả thi và một lộ trình có thể phối hợp tất cả các quốc gia, gồm cả các cường quốc hạt nhân vẫn đang là một nan đề cho nhân loại.
Đường Chính
Có thể bạn quan tâm:
Nguy cơ ngày càng tăng
Mặc dù hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã được 122 nước thành viên của LHQ ký kết, 9 cường quốc hạt nhân cũng tuyên bố sẽ từng bước giải trừ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên trên thực tế kho vũ khí hạt nhân của các nước này vẫn đang được nâng cấp và làm mới khiến số lượng đầu đạn tuy giảm nhưng hiện đại và nguy hiểm hơn nhiều so với trước đây.
Công khai và hiếu chiến nhất là Triều Tiên, bất chấp các nghị quyết cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong những năm gần đây Triều Tiên vẫn không ngừng tiến hành các vụ thử nghiệm, trong đó có cả các loại vũ khí liên lục địa, đe dọa an ninh của các quốc gia lân cận và cả thế giới.
Trong năm 2017 nước này đã đẩy mạnh nhiều chương trình hạt nhân, đồng thời tiến hành nhiều vụ thử các loại vũ khí tiên tiến. Đặc biệt là ba vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15, loại tên lửa không những có thể nhắm vào bất kỳ mục tiêu nào trên nước Mỹ, mà còn có thể vươn tới bất kỳ đâu trên thế giới. Kho vũ khí hạt nhân của nước này ước tính có khoảng 10 đến 20 vũ khí hạt nhân.
Ba lần thử nghiệm Hwasong-15 của Triều Tiên. (Ảnh: ntd.tv)
Cường quốc hạt nhân số một thế giới không phải là Mỹ, mà là Nga, hiện tại tuy số lượng vũ khí hạt nhân có giảm một chút so với thời kỳ chiến tranh lạnh, nhưng trên thực tế thì các chương trình nghiên cứu, nâng cấp vẫn luôn được tiến hành.
Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có tên Topol-M của Nga được coi là một trong những loại vũ khí đáng sợ nhất thế giới, hiện nay nó được trang bị một đầu đạn hạt nhân 800 kiloton duy nhất, nhưng có thể được nâng cấp để mang tới sáu đầu đạn hạt nhân cùng mồi nhử, với tốc độ tối đa 7,3km/s tên lửa Topol-M là tên lửa hạt nhân rất hiệu quả trong chiến đấu và vô cùng khó để đánh chặn.
Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đáng sợ nhất thế giới Topol-M. (Ảnh: Genk)
Cường quốc hạt nhân số một thế giới này càng khiến thế giới lo lắng khi tổng thống Putin có một tuyên bố đầy hiếu chiến trong thông điệp liên bang vào đầu năm 2018, ông tuyên bố, nếu bị tấn công hạt nhân, Nga cũng sẽ không do dự đáp trả bằng vũ khí hạt nhân. Ông tiết lộ rằng, Nga có nhiều hệ thống tên lửa hạt nhân chiến lược rất tiên tiến. Trong đó có một hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa, một tên lửa hạt nhân hành trình, cả hai đều có thể nhắm tới bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới, rất khó để đánh chặn, thậm chí ngay cả Mỹ cũng khó đối phó.
Hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác là Ấn Độ và Pakistan cũng đang phát triển và mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình, do hai nước láng giềng này đã có tranh chấp vùng lãnh thổ Kashmir trong một thời gian dài, một số nhà phân tích lo ngại rằng việc này có thể dẫn tới một cuộc đụng độ vũ trang có sử dụng vũ khí nguyên tử.
Trước thực tế rằng các cường quốc hạt nhân, bất chấp những bài học về sự hủy diệt trong quá khứ, vẫn đang không ngừng nâng cấp, thay thế và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình, thì mối lo ngại về thảm họa hạt nhân cho nhân loại hiện nay là rất lớn.
Bên bờ hủy diệt
Các chuyên gia đã đưa ra những kịch bản khác nhau về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân dẫn đến hủy diệt nhân loại. Theo đó, có thể bắt đầu từ những động thái rất nhỏ, rồi theo hiệu ứng lan truyền sẽ dẫn đến những diễn biến không thể khống chế được một khi vũ khí hạt nhân được “huy động vào cuộc”.
Thực tế lịch sử đã cho thấy, trong thế chiến 2, Mỹ đã dùng hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản để phá hủy các mục tiêu quân sự của nước này. Những động thái như thế sẽ châm ngòi cho một chuỗi các cuộc tấn công và đáp trả bằng vũ khí hạt nhân, từ đó sẽ nhanh chóng phát triển lên quy mô tấn công toàn diện một quốc gia.
Vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng để phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng, các mục tiêu quân sự lẫn dân sự. Điều này sẽ dẫn tới rất nhiều thảm họa cho nhân loại, bởi cho dù con người có thể sống sót thì toàn bộ hệ sinh thái, bầu khí quyển và môi trường sẽ bị phá hủy bởi sức hủy diệt ghê gớm của loại vũ khí này.
Nhân loại đã từng nhiều lần rơi vào trạng trạng thái nguy hiểm “ngàn cân treo sợi tóc” bởi nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Lần thứ nhất xảy ra khi căng thẳng giữa Mỹ và Triều tiên lên đến đỉnh điểm, vào cuối năm 2017, Nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đã phát biểu: “Tôi có thể nói rằng, nguy cơ chúng ta phải tiến tới giải pháp quân sự là 3/10. Nếu Triều Tiên tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân thì nguy cơ này, theo tôi đánh giá thì vào khoảng 70%”. Sau đó ông lại nhấn mạnh, “thời gian đang hết” và Tổng thống Trump phải tấn công Triều Tiên nếu như không có gì thay đổi.
Đỉnh điểm trong căng thẳng Mỹ-Triều. (Ảnh: Flashingfong)
Những căng thẳng như vậy thật đáng sợ khi mà cả hai nước đều sở hữu vũ khí hạt nhân, lãnh đạo Triều Tiên nhiều lần tuyên bố rằng tên lửa liên lục địa của họ có thể vươn tới bất kỳ mục tiêu nào trên đất Mỹ. Như vậy kịch bản tấn công toàn diện một quốc gia như các chuyên gia đã phân tích rất có thể sẽ xảy ra.
Lần thứ hai là vào thời chiến tranh lạnh, khi căng thẳng leo thang đến cực điểm, Liên Xô bí mật cho bốn tàu ngầm vượt qua hàng rào phong tỏa của hải quân Mỹ để tiếp cận đất Mỹ tại vùng biển Cuba.
Tàu ngầm B-59 của Liên Xô, được trang bị ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân, đã bị hải quân Mỹ phát hiện trong khi đang nổi lên mặt nước để sạc pin, mặc dù chưa sạc xong, nó lại phải lặn xuống để tránh sự truy kích của hải quân Mỹ. Những trận truy kích đã làm một số bộ phận tàu ngầm hư hại, cộng thêm nhiên liệu cạn kiệt đã làm tàu ngầm B-59 hoàn toàn mất liên lạc với bên ngoài, nhiệt độ trong tàu ngầm cũng tăng cao. Sức nóng bên trong tàu ngầm, tình trạng thiếu oxy khiến cho cuộc sống bên trong như địa ngục, ba chỉ huy tàu khi đó còn phải đối mặt với một quyết định “ngàn cân treo sợi tóc”, đó là có tấn công tàu sân bay của Mỹ đang tiến hành vây lùng họ hay không.
Hai trong số ba chỉ huy tàu đã đồng ý “khai hỏa”, tuy nhiên, khi mà quyết định tấn công bằng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân gần như đã ngã ngũ, thì người thứ ba, Vasili Arkhipov, đã triển hiện ra thần tích. Trong bầu không khí nóng bức, ngột ngạt, anh vẫn giữ được cái đầu lạnh, lập luận hợp lý, thuyết phục được 2 vị thủy thủ tiền bối cho tàu nổi lên trên mặt nước như một hành động đầu hàng hải quân Mỹ, rồi sau đó rút quân về nước. Hành động này đối với các tướng đánh trận thật không dễ dàng, nhưng nó đã cứu nhân loại thoát khỏi kiếp nạn chiến tranh hạt nhân.
Người hùng thầm lặng Vasili Arkhipov.
Với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga và Mỹ, chiếm đến 93% tổng số vũ khí hạt nhân của toàn nhân loại, hơn nữa khi đó rất nhiều vũ khí hạt nhân đã được triển khai vào vị trí sẵn sàng. Nếu như chỉ huy tàu B-59 quyết định khai hỏa thì một chuỗi các hành động tấn công đáp trả của Mỹ và Nga sau đó chắc chắn sẽ đưa nhân loại về thời kỳ đồ đá.
Hiện nay, mâu thuẫn và tranh chấp giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn tồn tại, có nơi còn rất căng thẳng. Mặc dù đã nhận ra được những nguy hiểm mà vũ khí hạt nhân mang lại, nhưng giải pháp hiệu quả cho vấn đề này còn đang là một câu hỏi lớn.
Nỗ lực không ngừng
Trước những bài học thời thế chiến thứ 2 và thời chiến tranh lạnh, cùng những bằng chứng thiết thực về sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân đối với các nền văn minh trong quá khứ, thậm chí với cả các tinh cầu khác. Thì rất nhiều cá nhân, tổ chức và chính phủ đã và đang nỗ lực không ngừng để ngăn chặn mối nguy hiểm này cho nhân loại.
Tổng thống Donald J. Trump cùng nội các của mình đang nỗ lực không ngừng để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Cuộc gặp giữa ông và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore vào ngày 12/6/2018 đã đạt được kết quả ban đầu, đó là hai bên nhất trí với mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Một tổ chức quốc tế có tên Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) đã được trao giải Nobel hòa bình năm 2017, theo ban tổ chức lễ trao giải: “Công việc của họ đã hướng sự chú ý đến những hệ quả mang tính thảm kịch với nhân loại nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng. Giải cũng được trao cho những nỗ lực của họ nhằm đạt thỏa thuận ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”.
Video:
Được thành lập từ năm 2007, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, là liên minh gồm trên 100 tổ chức phi chính phủ tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Trong hơn một thập kỷ qua đã nỗ lực vì mục tiêu xóa bỏ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới. Tháng 7/2017, nỗ lực của tổ chức này đã khiến Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân (TPNW) được thông qua tại Liên Hiệp Quốc với 122 phiếu. Một hiệp ước cấm phát triển, thử nghiệm, sản xuất, mua bán, sở hữu, tàng trữ, chuyển giao, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác đã có hiệu lực.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cũng bày tỏ quan điểm của mình tại Hội nghị Giải trừ quân bị: “Có rất nhiều lo lắng trên toàn thế giới về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân. Các quốc gia vẫn kiên trì theo đuổi ý tưởng sai lầm rằng vũ khí hạt nhân làm cho thế giới an toàn hơn … Ở cấp độ toàn cầu, chúng ta phải hướng tới việc tạo ra một động lực mới trong việc loại bỏ vũ khí hạt nhân”.
Sức hủy diệt của vũ khí hạt nhân khiến cả những nhà khoa học “sinh ra” nó phải khiếp sợ, nhân loại đã được chứng kiến, các chính phủ cũng đã nhận ra được nguy cơ này, nhưng một giải pháp khả thi và một lộ trình có thể phối hợp tất cả các quốc gia, gồm cả các cường quốc hạt nhân vẫn đang là một nan đề cho nhân loại.
Đường Chính
Có thể bạn quan tâm: