Cơ quan an toàn giao thông quốc lộ của Mỹ đang điều tra vụ tai nạn của một chiếc Tesla Model S, liên quan đến phần mềm lái xe bán tự động Autopilot, theo Reuters đưa tin. Vụ tai nạn diễn ra vào tuần trước tại utah, và hình ảnh của chiếc Model S bị tai nạn đã được báo đài Mỹ đưa tin rầm rộ, mặc dù chủ lái xe chỉ bị thương ở mắt cá chân. Người lái xe là một phụ nữ 28 tuổi, danh tính được giấu kín, nói với cảnh sát rằng cô đã lái xe với vận tốc 95 km/h vào thời điểm đó, có bật chế độ Autopilot. Lúc đó cô đang nhìn vào điện thoại, tay không đặt trên bánh lái cho đến khi xảy ra va chạm. Cô đã đâm phải một chiếc xe cứu hoả tại đèn đỏ, theo cảnh sát cho hay.

Cơ quan an toàn giao thông quốc lộ của Mỹ (NHTSA) đã đưa ra một thông báo cho Reuters: “Cơ quan đã điều một đội điều tra đặc biệt để thu thập thông tin về vụ tai nạn tại South Jordan, Utah. NHTSA sẽ có những hành động thích hợp dựa trên những đánh giá của cơ quan.”

Một báo cáo từ Sở cảnh sát Nam Jordan ở Utah đã cho thấy lái xe đã không tuân thủ theo những giao thức tiêu chuẩn của Autopilot: Cô đã không để tay trên bánh lái hơn chục lần, và đã nhìn vào điện thoại trước khi xảy ra va chạm. Vì thế, mặc dù chưa có bằng chứng rằng Autopilot đã không hoàn thành nhiệm vụ, NHTSA có thể sẽ điều tra khĩ hơn trước khi có thể đi đến kết luận rằng đó là lỗi của lái xe. Chiếc Tesla Model S chỉ giám sát người lái bằng cách đo lường lực trên bánh lái, và chiếc xe cũng sẽ cung cấp những cảnh báo trực quan nếu như nó phát hiện ra tay người lái đang không để trên vô lăng trong một khoảng thời gian nhất định. Tesla từ chối bình luận về cuộc điều tra của NHTSA. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Tesla cho biết: “Khi sử dụng Autopilot, các lái xe thường được liên tục nhắc nhở về trách nhiệm của họ là phải để tay trên vô lăng và liên tục duy trì kiểm soát chiếc xe. Tesla từ trước đến nay vẫn luôn nói rõ ràng rằng Autopilot sẽ không khiến cho chiếc xe an toàn tuyệt đối khỏi những tai nạn.” Tesla cũng đã xác nhận rằng chế độ Autopilot đã được bật khi mà người lái xe ở Utah va chạm với chiếc xe cứu hoả.

CEO của Tesla, ông Elon Musk, từ đó đến nay vẫn luôn khó chịu về việc báo đài đưa tin về vụ tai nạn này, cho rằng các nhà báo đang bất công khi chỉ tập trung vào những vụ tai nạn của Tesla để giật tít, và tự hỏi rằng tại sao các vụ tử vong thông thường, xảy ra hàng ngày, lại chẳng bao giờ được đưa tin. Musk cũng đã thừa nhận trong một bài đăng trên Twitter rằng “Autopilot cần phải làm tốt hơn, và chúng tôi cố gắng cải thiện nó mỗi ngày.”


Thật là điên loạn khi mà vụ tai nạn của Tesla gây vỡ mắt cá chân thì bị lên trang nhất của báo đài, và ~40.000 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn ô tô chỉ trong năm ngoái thôi thì lại chẳng được đưa tin gì cả.

“Thật là điên loạn khi mà vụ tai nạn của Tesla gây vỡ mắt cá chân thì bị lên trang nhất của báo đài, và ~40.000 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn ô tô chỉ trong năm ngoái thôi thì lại chẳng được đưa tin gì cả.”


Điều thực sự thú vị trong vụ tai nạn nay là một chiếc Model S đã đâm phải một cái xe cứu hoả với vận tốc 95 km/h và tay lái xe chỉ bị vỡ mắt cá chân. Va chạm ở vận tốc đó thường gây ra thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong.

“Điều thực sự thú vị trong vụ tai nạn nay là một chiếc Model S đã đâm phải một cái xe cứu hoả với vận tốc 95 km/h và tay lái xe chỉ bị vỡ mắt cá chân. Va chạm ở vận tốc đó thường gây ra thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong.”


Elon Musk cũng thừa nhận rằng hệ thống Autopilot cần phải làm tốt hơn, và chúng tôi cố gắng cải thiện nó mỗi ngày. Tuy nhiên, sự hoàn hảo là kẻ thù của cái tốt. Một hệ thống mà cứu được mạng sống và giảm thiểu thương tích thì nên được tung ra.

Elon Musk cũng thừa nhận rằng hệ thống Autopilot “cần phải làm tốt hơn, và chúng tôi cố gắng cải thiện nó mỗi ngày. Tuy nhiên, sự hoàn hảo là kẻ thù của cái tốt. Một hệ thống mà cứu được mạng sống và giảm thiểu thương tích thì nên được tung ra.”

Musk cũng đã từng chia sẻ trong quá khứ rằng chế độ Autopilot làm giảm nguy cơ lai xe bị tai nạn, và nhờ vào đó, có thể cứu được nhiều mạng sống. Tesla thậm chí cũng nhấn mạnh một lần nữa tuyên bố này sau khi xảy ra vụ tai nạn. 3 người đã tử vong khi sử dụng tính năng này, nhưng công ty một mực cho rằng nguy cơ tử vong không phải là vì Autopilot. Hiện vẫn chưa có dữ liệu rõ ràng về độ an toàn của Autopilot, vì thế, Tesla đã công bố vào tháng trước rằng họ sẽ bắt đầu xuất bản các báo cáo hàng quý để phác thảo hiệu suất của Autopilot, trước khi công ty đẩy mạnh kế hoạch phát hành một hệ thống tự lái hoàn toàn vào năm tới. Musk cũng thường chỉ trích những người dùng Autopilot mà mắc phải tai nạn. Một báo cáo từ tờ Wall Street Journal vào thứ hai tiết lộ rằng, Autopilot có thể khiến cho các tay lái được an toàn hơn, và các vụ tai nạn thường xảy ra chỉ khi mà các hướng dẫn không được tuân thủ. Tesla cũng đã không chấp thuận việc tích hợp các tính năng giám sát lái xe tiên tiến hơn trên những chiếc xe hơi của mình. Các giám đốc của Tesla, bao gồm cả Elon Musk, đã từ chối các tính năng này do chúng có thể quá đắt đỏ, hoặc làm phiền người lái xe, hoặc có thể không hoạt động như dự định. Các tính năng giám sát này bao gồm tính năng theo dõi chuyển động của mắt bằng cảm biến hồng ngoại và máy ảnh; hoặc các chế độ cảnh báo và cảm biến để giúp lái xe luôn đặt tay lên vô lăng. Musk cũng đã chia sẻ trên Twiter rằng tính năng theo dõi mắt đã không được sử dụng vì chúng không hiệu quả. Tham khảo The Verge