Một kỳ World Cup nữa đang cận kề, chỉ còn chưa đầy 1 ngày là sẽ chính thức khai mạc. Ai cũng mong chờ một chuỗi ngày cháy hết mình với những trận đấu, không có một scandal nào xảy ra làm cụt hứng cả. Vì thế, thay vì những cách thức cũ, rất nhiều công nghệ tiên tiến đã được áp dụng để đem đến những trần cầu mãn nhãn, tuyệt vời và công bằng nhất.
Nếu kể hết từ nhỏ đến lớn, từ mỗi chiếc màn hình cho tới máy quay, dây nối thì chắc là không xuể. Dù sao thì trong tất cả, có 2 đặc trưng sẽ được ứng dụng rõ rệt và công khai nhất trong mọi trận đấu mà chắc chắn bạn sẽ không thể lờ đi trong vòng 1 tháng World Cup tới đây.
1. Goal-line: Nhận diện bàn thắng
Những tình huống bàn thắng gây tranh cãi nảy lửa vì độ sát sao của nó so với vạch kẻ đường gôn đã không còn xa lạ. Mỗi lần có trường hợp khó xác định xảy ra, cả 2 đội đều sẵn sàng khẩu chiến ngay lập tức để bảo vệ quan điểm có lợi cho mình. Đó chính là lý do tại sao công nghệ Goal-line ra đời, nhằm mục đích đưa ra một câu trả lời chính xác 100% theo tiêu chuẩn, tránh “đổ máu” không đáng có chỉ vì mâu thuẫn kéo dài.
Công nghệ Goal-line có vai trò chính là nhận diện và phân tích dữ liệu vị trí của bóng so với vạch khung thành, từ đó quyết định đã có bàn thắng hay chưa. Hiện có 2 loại công nghệ Goal-line được công nhận và áp dụng bởi FIFA và các tổ chức danh giá khác trên thế giới: Camera nhận biết và cảm biến từ trường.
Camera nhận biết
Hệ thống 14 camera tân tiến sẽ được lắp trải đều khắp sân vận động, hướng về 2 mặt gôn của 2 đội (7 chiếc/bên). Mọi hình ảnh của trái bóng đều được quay và ghi lại với tốc độ rất cao và nhanh nhạy, chính xác tuyệt đối để tính toán khoảng cách so với vạch vôi khung thành. Từ đó, kết luận cuối cùng sẽ dựa vào đó để xem đã “vào” hay chưa.
Dù cho có bị cầu thủ nào che mất tầm nhìn cũng không vấn đề, vì chỉ cần ít nhất 3 camera cùng bắt được hình ảnh là đã có thể đưa ra tính toán, phân tích chính xác đến từng điểm ảnh so với vạch vôi. Nếu bóng đã qua vạch, một thông báo sẽ được gửi tới đồng hồ thông minh hoặc tai nghe của trọng tài để chính thức công nhận.
Cảm biến từ trường
Khác với cách dùng camera, công nghệ này sẽ dùng một cảm biến điện tử và “cấy” vào trung tâm quả bóng ngay từ lúc chế tạo. Sau đó, họ sẽ lắp đặt các thiết bị tạo từ trường áp sát theo vạch vôi bằng cách chôn những đường dây điện quanh khu vực tương ứng.
Nói về chất lượng, dĩ nhiên là cảm biến phải đủ bền bỉ khi được bọc trong trái bóng và chịu được tất cả tác động lực từ cầu thủ khi sử dụng. Còn việc xác định “vào” hay không sẽ là nhiệm vụ của vùng từ trường và các dữ liệu nhận biết kia. Dù vậy, cách thức này chưa được đánh giá cao về mặt chuyên môn và chính xác như camera nhận biết. 2. VAR: Trọng tài video
Thực chất trọng tài video (VAR) đã được dùng mở rộng chính thức lần đầu tại Confederations Cup – Cúp Liên đoàn châu lục vào năm ngoái và nay tiếp tục thể hiện mình ở giải Ngoại hạng quốc gia Đức và Ý. Với những ưu điểm vượt trội của mình thì không có lý do nào nó lại bị bỏ rơi ở World Cup lần này cả.
Ai cũng biết “trọng tài là vua sân cỏ”, vì mọi quyết định lớn nhỏ đều sẽ được đưa ra bởi người cầm còi. Nhưng với sự can thiệp của VAR, tổ trọng tài gồm 4 người theo truyền thống sẽ không còn làm vua được nữa, mà phải nghe theo ý kiến của một team hỗ trợ mới gồm 3 người: Trọng tài phán quyết video, trọng tài trợ lý video và nhân viên xử lý video.
Nhóm VAR sẽ phân tích tình huống qua video xác thực.
Trọng tài chính bên dưới sẽ tham khảo ý kiến qua màn hình kết nối.
Mỗi khi có một vấn đề, xích mích cần giải quyết, nhóm VAR sẽ ngay lập tức xem xét mọi đoạn băng quay lại thời điểm đó rồi thông báo tới tổ trọng tài chính dưới sân. Có 4 loại tình huống được phép can thiệp bởi VAR: bàn thắng, penalty, thẻ đỏ và lỗi phạt nặng. Thậm chí, có những trường hợp nhóm VAR được quyền thay đổi cả lệnh của trọng tài chính nếu bằng chứng video rõ ràng và được công khai một cách minh bạch ngay lúc đó.
Dù vậy, khá nhiều ý kiến tranh cãi được đưa ra từ fan bóng đá dành cho các hình thức ứng dụng công nghệ này. Họ cho rằng dù chính xác hơn nhưng nó làm mất đi tính chủ quan tự nhiên vốn có của bóng đá từ xưa đến nay, hơn nữa quá trình xem xét và quyết định cũng lâu hơn, gây cụt hứng cho nhiều người khi phải chờ đợi.
Nếu kể hết từ nhỏ đến lớn, từ mỗi chiếc màn hình cho tới máy quay, dây nối thì chắc là không xuể. Dù sao thì trong tất cả, có 2 đặc trưng sẽ được ứng dụng rõ rệt và công khai nhất trong mọi trận đấu mà chắc chắn bạn sẽ không thể lờ đi trong vòng 1 tháng World Cup tới đây.
1. Goal-line: Nhận diện bàn thắng
Những tình huống bàn thắng gây tranh cãi nảy lửa vì độ sát sao của nó so với vạch kẻ đường gôn đã không còn xa lạ. Mỗi lần có trường hợp khó xác định xảy ra, cả 2 đội đều sẵn sàng khẩu chiến ngay lập tức để bảo vệ quan điểm có lợi cho mình. Đó chính là lý do tại sao công nghệ Goal-line ra đời, nhằm mục đích đưa ra một câu trả lời chính xác 100% theo tiêu chuẩn, tránh “đổ máu” không đáng có chỉ vì mâu thuẫn kéo dài.
Công nghệ Goal-line có vai trò chính là nhận diện và phân tích dữ liệu vị trí của bóng so với vạch khung thành, từ đó quyết định đã có bàn thắng hay chưa. Hiện có 2 loại công nghệ Goal-line được công nhận và áp dụng bởi FIFA và các tổ chức danh giá khác trên thế giới: Camera nhận biết và cảm biến từ trường.
Camera nhận biết
Hệ thống 14 camera tân tiến sẽ được lắp trải đều khắp sân vận động, hướng về 2 mặt gôn của 2 đội (7 chiếc/bên). Mọi hình ảnh của trái bóng đều được quay và ghi lại với tốc độ rất cao và nhanh nhạy, chính xác tuyệt đối để tính toán khoảng cách so với vạch vôi khung thành. Từ đó, kết luận cuối cùng sẽ dựa vào đó để xem đã “vào” hay chưa.
Dù cho có bị cầu thủ nào che mất tầm nhìn cũng không vấn đề, vì chỉ cần ít nhất 3 camera cùng bắt được hình ảnh là đã có thể đưa ra tính toán, phân tích chính xác đến từng điểm ảnh so với vạch vôi. Nếu bóng đã qua vạch, một thông báo sẽ được gửi tới đồng hồ thông minh hoặc tai nghe của trọng tài để chính thức công nhận.
Cảm biến từ trường
Khác với cách dùng camera, công nghệ này sẽ dùng một cảm biến điện tử và “cấy” vào trung tâm quả bóng ngay từ lúc chế tạo. Sau đó, họ sẽ lắp đặt các thiết bị tạo từ trường áp sát theo vạch vôi bằng cách chôn những đường dây điện quanh khu vực tương ứng.
Nói về chất lượng, dĩ nhiên là cảm biến phải đủ bền bỉ khi được bọc trong trái bóng và chịu được tất cả tác động lực từ cầu thủ khi sử dụng. Còn việc xác định “vào” hay không sẽ là nhiệm vụ của vùng từ trường và các dữ liệu nhận biết kia. Dù vậy, cách thức này chưa được đánh giá cao về mặt chuyên môn và chính xác như camera nhận biết. 2. VAR: Trọng tài video
Thực chất trọng tài video (VAR) đã được dùng mở rộng chính thức lần đầu tại Confederations Cup – Cúp Liên đoàn châu lục vào năm ngoái và nay tiếp tục thể hiện mình ở giải Ngoại hạng quốc gia Đức và Ý. Với những ưu điểm vượt trội của mình thì không có lý do nào nó lại bị bỏ rơi ở World Cup lần này cả.
Ai cũng biết “trọng tài là vua sân cỏ”, vì mọi quyết định lớn nhỏ đều sẽ được đưa ra bởi người cầm còi. Nhưng với sự can thiệp của VAR, tổ trọng tài gồm 4 người theo truyền thống sẽ không còn làm vua được nữa, mà phải nghe theo ý kiến của một team hỗ trợ mới gồm 3 người: Trọng tài phán quyết video, trọng tài trợ lý video và nhân viên xử lý video.
Nhóm VAR sẽ phân tích tình huống qua video xác thực.
Trọng tài chính bên dưới sẽ tham khảo ý kiến qua màn hình kết nối.
Mỗi khi có một vấn đề, xích mích cần giải quyết, nhóm VAR sẽ ngay lập tức xem xét mọi đoạn băng quay lại thời điểm đó rồi thông báo tới tổ trọng tài chính dưới sân. Có 4 loại tình huống được phép can thiệp bởi VAR: bàn thắng, penalty, thẻ đỏ và lỗi phạt nặng. Thậm chí, có những trường hợp nhóm VAR được quyền thay đổi cả lệnh của trọng tài chính nếu bằng chứng video rõ ràng và được công khai một cách minh bạch ngay lúc đó.
Dù vậy, khá nhiều ý kiến tranh cãi được đưa ra từ fan bóng đá dành cho các hình thức ứng dụng công nghệ này. Họ cho rằng dù chính xác hơn nhưng nó làm mất đi tính chủ quan tự nhiên vốn có của bóng đá từ xưa đến nay, hơn nữa quá trình xem xét và quyết định cũng lâu hơn, gây cụt hứng cho nhiều người khi phải chờ đợi.