Trước đó, ZTE đã buộc phải thông báo ngừng hoạt động kinh doanh thiết bị di động của mình sau khi Bộ Thương mại Mỹ ban hành lệnh cấm công ty Trung Quốc mua thành phần xuất khẩu từ các công ty Mỹ do những vi phạm lệnh cấm vận mà Mỹ áp dụng vào Iran và Bắc Triều Tiên.
ZTE có thể tiếp tục kinh doanh smartphone trở lại sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm.
Mặc dù vậy, trong cuộc họp thượng đỉnh thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra, chính quyền Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm với ZTE sau khi Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế hướng vào các mặt hàng nhập khẩu từ các công ty Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc có thể sẽ mua thêm hàng nông sản của Mỹ trong tương lai.
Về cơ bản, đã có một thỏa thuận bắt tay giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin với Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He, và ZTE là cái tên nằm trong bàn đàm phán hai bên. Như là một phần trung các thỏa thuận, Trung Quốc cũng sẽ giảm thuế nhập khẩu ô tô từ 25% xuống 15% đối với hầu hết các xe, bắt đầu từ ngày 1/7. Thuế nhập khẩu linh kiện ô tô sẽ giảm từ 10% xuống 6%.
Nhưng ZTE vẫn sẽ phải đối mặt với hình phạt “khắc nghiệt”, bao gồm những thay đổi về quản lý và hội đồng quản trị, cùng khoản tiền phạt không nhỏ. Dẫu vậy đó vẫn là tin tuyệt vời cho ZTE khi công ty có thể sử dụng phần cứng và phần mềm từ các công ty Mỹ như Qualcomm và Google.
ZTE được xem là một yếu tố quan trọng trong các cuộc đàm phán. Thỏa thuận cuối cùng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể được hoàn thành trước hoặc trong chuyến đi dự kiến ​​của Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross tới Bắc Kinh vào tuần tới.
Không phải tất cả mọi người đều hài lòng về kết quả này, bao gồm Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio khi ông phê bình nhiều nhất về quyết định của ông Trump trong việc cứu ZTE, với cáo buộc chính quyền Mỹ đã đầu hàng Trung Quốc về vấn đề ZTE.
Theo Kiến Tường (Theo BGR) (Dân Việt)