Một thung lũng cổ phác ở Indonesia ẩn chứa hơn 30 bức tượng cự thạch hình người, có thể được xây bằng kỹ thuật cao hoặc bởi một chủng người khổng lồ.
Thung lũng Bada là một khu vực nằm trên đảo Sulawesi thuộc Indonesia, với khủng cảnh yên bình, thơ mộng, hấp dẫn bất cứ ai đến thăm dù chỉ một lần.

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Thung lũng Bada. Ảnh: 3.bp.blogspot.com

Tuy nhiên, điểm hấp dẫn chính của nó lại nằm chính ở hơn 400 tác phẩm điêu khắc cự thạch nằm rải rác khắp nơi, 30 trong số đó có dạng hình người.
Hàng trăm bức tượng này được cho là có niên đại từ thế kỷ 14, và được gọi là watu (“đá”) trong tiếng Badaic địa phương và arca (“tượng”) trong tiếng Indonesia.
Chúng được phát hiện bởi các nhà khảo cổ học phương Tây vào năm 1908, tuy rằng chúng đã được dân địa phương biết đến ít nhất là từ thế kỷ 14.

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Tảng cự thạch tại thung lũng Bada. Ảnh: Wikimedia
30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Ảnh: indonesia.biz.id
30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Ảnh: media-cdn.tripadvisor.com

Ước tính chúng có niên đại từ 1.000 đến 5.000 năm tuổi.

Danh tính của người xây và mục đích sử dụng của các tảng cự thạch đó cho đến nay là vẫn còn là một điều bí ẩn.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng có thể chúng có liên hệ đến các công trình cự thạch khác ở Lào, Campuchia và một khu vực khác của Indonesia.
Điểm thú vị là, một số bức tượng cao tới 4 mét rưỡi.

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Có một số bức tượng rất cao lớn. Ảnh: lh3.googleusercontent.com

Thung lũng Bada còn nổi tiếng với các Kalambas, tức các chậu tròn được chạm khắc từ một khối đá duy nhất (còn gọi là tảng đá nguyên khối).
Chậu Kalambas có thể được tìm thấy trên khắp thung lũng Badu và được chế tác bằng nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, nhưng đa phần đều có kích thước khổng lồ, và vì làm bằng đá nên người bình thường không cách nào nâng nhấc bằng tay.

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Ảnh: flickr.com
30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Ảnh: Pinterest
30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Ảnh: pinimg.com

Về mục đích sử dụng, một số cho rằng chúng được làm thành bồn tắm cho giới quý tộc hoặc các vị vua.
Một số người chỉ ra rằng những chậu lớn hình tròn này từng được sử dụng làm quan tài, hoặc thậm chí là bể chứa nước. Hai giả thuyết này có vẻ hợp lý hơn bởi các nhà khảo cổ đã tìm thấy các nắp đậy lớn bằng đá ở khu vực lân cận, có nghĩa là chúng không được sử dụng làm bồn tắm.

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Ảnh: revelations-of-the-ancient-world.com

Tuy nhiên, xét trên kích thước quy mô của chậu đá khổng lồ này, một nắp đậy đá chắc chẳn sẽ rất nặng, và việc di chuyển đậy ra/vào sẽ trở nên rất khó khăn và bất tiện, thậm chí nguy hiểm nếu chỉ dùng sức, nên giả thuyết bồn tắm cũng khó đứng vững.
Trên thực tế, giống với những bức tượng khổng lồ hình người nguyên khối, mục đích thực sự và tác giả đằng sau các chậu đá Kalambas vẫn còn gây nhiều tranh cãi vì chưa có câu trả lời xác đáng.
Cổ nhân làm cách nào tạo dựng những công trình to lớn này?
Như có thể thấy ở trên, những bức tượng hình người và các cái chậu cự thạch này rất lớn, khổng lồ với “tầm vóc” vượt gấp đôi, gấp ba người bình thường. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh rằng, chúng là các tảng đá nguyên khối, tức được đục khắc từ một khối đá duy nhất để thành công trình sản phẩm cuối cùng, chứ không phải được ghép từ các tảng đá thành phần nhỏ hơn như khi xếp gạch xây tường.
Nếu giả định rằng người xưa sở hữu các máy móc tiên tiến, giống kiểu cần cẩu hiện đại để nâng nhấc, xếp đặt và căn chỉnh các bức tượng và chậu đá này, thì hẳn là chúng ta phải mang một cặp kính khác khi đo lường trình độ khoa học công nghệ của cổ nhân. Và thực tế là, tại một số di chỉ khảo cổ như ở Panama tại Trung Mỹ, người ta đã khai quật được các món đồ trang sức bằng vàng hình động vật. Nhưng khi so sánh cấu trúc với một máy xúc gầu – một thiết bị cơ khí hạng nặng dùng trong xây dựng ngày nay, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều điểm tương đồng đáng ngạc nhiên.

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
(Ảnh: messagetoeagle)

Nếu quả thật cổ nhân có thể chế tạo ra những cỗ máy cơ khí xây dựng hạng nặng như vậy, thì không quá khó hiểu khi họ có thể dựng lập nên những công trình cự thạch to lớn.
Mặt khác, nếu giả định người xưa có kỹ thuật thô sơ, chưa có khả năng chế tạo phát minh máy móc, thì sẽ dẫn đến một giả thuyết thứ hai, cũng không kém phần kinh ngạc. Để thao tác với một khối đá khổng lồ như vậy, thì khẳng định sức vóc của những thợ xây phải rất lớn, rất “khổng lồ”. Nhưng nếu họ là những người khổng lồ, thì có lẽ việc nâng nhấc một tảng đá cự thạch như vậy đối với họ sẽ dễ như trở bàn tay, cũng giống như cách chúng ta ôm một bức tượng ngang tầm.
Giả thuyết này không hề mới, bởi ở nhiều nơi trên thế giới, ví như ở Ai Cập. giới khảo cổ đã phát hiện ra nhiều bức phù mô tả hình người có tầm vóc ngang bằng những công trình cao lớn, hoặc những loài động vật khá cao.

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Ảnh: ĐKN

Bên trên là hình vẽ trên các phù điêu tại lăng mộ Rekhmire ở Luxor (Thebe cổ đại), Ai Cập, với kích thước người cổ đại to lớn đặc biệt khi tương quan với hình ảnh các công trình gây chú ý cho các nhà khoa học… 

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Ảnh: ĐKN

Bên trên là hình vẽ trên các phù điêu tại lăng mộ Rekhmire ở Luxor (Thebe cổ đại), Ai Cập, với kích thước người cổ đại to lớn đặc biệt khi tương quan với các động vật lớn như hươu cao cổ, voi… gây chú ý cho các nhà khoa học… 
Trên thực tế, tại khu vực Indonesia mở rộng, ở một số nước lân cận, người ta đã phát hiện được rất nhiều di tích của người khổng lồ, bao gồm những bằng chứng gián tiếp như các truyền thuyết địa phương, lời kể của nhân chứng cho đến ngay cả những bằng chứng trực tiếp như các bộ xương khổng lồ còn sót lại của chủng người này.

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Những khu vực nghi có dấu tích người khổng lồ. Ảnh: Google Maps

Tại nước láng giềng Malaysia, trên đảo Pulau Upeh, Malacca (đánh số 1 trong hình), người ta đã khám phá ra những bộ xương khổng lồ trong một hang động trên hòn đảo hẻo lánh Pulau Upeh, ngoài khơi bang Malacca, khiến dư luận phải giật mình.
Nhà sử học Mohd Fuad Khusari M. Said cho biết những bộ hài cốt này to lớn từ 3 tới 5 mét. Trước đó ở Malaysia người ta cũng đã tìm thấy các ngôi mộ cỡ lớn tương tự của Quốc vương Ariffin và 7 anh em chiến binh ở Pulau Besar. Chủ tịch Hội nghiên cứu Lịch sử và Yêu nước Malaysia Tiến sĩ Mohd Jamil Mukmin cho hay ở Malaysia có rất nhiều ngôi mộ to lớn như vậy!

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Ông Azman Wahab, trợ lý của nhà sử học Mohd Fuad bên một mộ lớn ở Pulau Upeh. (Nguồn: The Star)

Nhưng chỉ có điều chúng bị cấm chỉ khai quật

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Người khổng lồ Malaysia. Ảnh: The Field Guide of Bigfoot and Other Mystery Primates

Cũng tại nước láng giềng khác là Papua, New Guinea (đánh số 2 trong hình) , cũng có những câu chuyện tương tự. Tại vùng Vella của Papua New Guinea có lưu truyền câu chuyện về một nhóm người châu Âu đã cố gắng xâm chiếm khu vực này từ vài thế kỷ trước. Họ đã cố gắng xây một ngôi đền trên những ngọn đồi, nhưng những người khổng lồ địa phương sẽ xâm phạm vào ban đêm và vứt bỏ tất cả các khối đá. Tuy nhiên, ngôi đền vẫn được thi công, và hiện vẫn còn tồn tại, được làm từ những tảng đá cẩm thạch đẹp tuyệt vời. Hộp sọ của 5 người khổng lồ (anh em) cũng được cho là được đặt nằm trong bụi cây. Hộp sọ của họ phải dài đến 30 cm chiều dọc.

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Những khu vực nghi có dấu tích người khổng lồ. Ảnh: Google Maps

Nhìn xuống phía dưới, tại Australia rộng lớn  (đánh số 4 trong hình) , thành phố bí mật của thổ dân bản địa Burrunga ở vùng nội địa phía bắc Australia là nơi sinh sống của những người da trắng khổng lồ sở hữu mái tóc đỏ. Có rất nhiều truyền thuyết về những người đàn ông và phụ nữ khổng lồ sống thời xa xưa.
Xa hơn về phía đông nam, tại hòn đảo New Zealand nên thơ, trù phú (đánh số 5 trong hình) , người bản địa Maori có lưu truyền thuyết về Tamatekapua, người dẫn đầu trong chuyến hành trinh di cư khai phá lịch sử Arawa Maori của tộc người này, hiện đang được chôn cất trên núi Mt. Moehau, Bán đảo Coromandel. Ông có có chiều cao lên đến 2,7 m.
Nhưng có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến là trường hợp người khổng lồ trên quần đảo Solomon, nằm ở phía Đông Papua New Guinea (đánh số 3 trong hình).

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Một hòn đảo thuộc Quần đảo Solomon, nơi có các khám phá chấn động về người khổng lồ. Ảnh: Gmap

Marius Boirayon là Giám đốc Nghiên cứu của một tổ chức nghiên cứu khảo cổ trên đảo. Ông là một trong những nhà nghiên cứu kỳ cựu về dấu tích người khổng lồ trên quần đảo Solomon. Là một người Úc di cư đến đây, cưới một người vợ là dân đảo và định cư lâu dài, được tiếp xúc thường nhật với người dân địa phương, ông đã có nhiều khám phá chấn động.
Theo các thông tin thu thập được, ông biết rằng có những người khổng lồ sinh sống trên các hòn đảo nhỏ, cao hơn 3m, và còn có thể hơn. Những người khổng lồ này có mái tóc dài màu đen, nâu hoặc đỏ, với cặp lông mày nhướn lên, con ngươi đỏ rực trồi ra, mũi phẳng, và cái miệng há rộng.

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Cuốn sách bí ẩn quần đảo Solomon của Boirayon tiết lộ những bí mật về chủng người khổng lồ trên đảo. Ảnh: Marius Boirayon

Thậm chí, những người lính Nhật đã từng chạm trán với một người khổng lồ thực thụ như vậy ở quần đảo Solomon.

30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng kỹ thuật cao hay bởi một chủng người khổng lồ?
Ảnh: cryptomundo.com

Ông Boirayon còn cho biết thêm, có hàng nghìn người như vậy đang cư trú trong những cánh rừng nhiệt đới trên đảo. Họ thậm chí đã xây dựng cả một hệ thống đường hầm trong lòng núi trải dài hơn 200 km.
Những người bản địa trên đảo, hoặc tổ tiên của họ đã bắt gặp thậm chí giao lưu với chủng người khổng lồ này. Bởi cách biệt với thế giới bên ngoài, họ không nhận thức được rằng đây sẽ là một khám phá cực lớn trong giới khoa học nếu được công bố ra thế giới.
Chung quy, những công trình cự thạch trên đảo Suliwesa ở Indonesia rất có thể có liên hệ đến chủng người khổng lồ này. Sẽ không quá phi lý nếu cho rằng họ rất có thể là tác giả tình cờ của những công trình trên. Tuy nhiên, giả thuyết về kỹ thuật xây dựng cao cấp với các thiết bị cơ khí hạng nặng cũng là một tiềm năng. Bất kể theo cách lý giải nào, dường như chúng ta đều có một phen bất ngờ với lịch sử nhân loại vốn tràn ngập các bí ẩn lý thú. 
Quý Khải
Có thể bạn quan tâm: