Những loại vũ khí này có sức sát thương cao đến mức chúng có thể biến những vùng đất màu mỡ thành bình địa chỉ trong nháy mắt. Nhiều trong số chúng đã bị cấm sử dụng trong các cuộc xung đột quân sự sau này.
1. Pháo
Pháo hay đại pháo, hoả pháo là tên gọi chung của các loại hỏa khí tập thể có cỡ nòng từ hai mươi mm trở lên. Có uy lực dùng trong quân đội các nước để tiêu diệt sinh lực và phương tiện của đối phương hoặc làm những nhiệm vụ khác như tạo khói, chiếu sáng…
Pháo đời trước Thế chiến I rất lâu, từ thế kỷ 12 tại Trung Quốc nhưng chúng được sử dụng phổ biến ở chiến trường châu Âu với mức độ lớn chưa từng có. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, 6 cường quốc Áo-Hung, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Pháp và Nga đã chế tạo và sử dụng gần 63.000 khẩu pháo các loại trong đó khoảng 50% là lựu pháo.
Loại siêu pháo cỡ lớn 380 mm của Đức trong Thế chiến I. (Ảnh: Wikipedia)
Đạn pháo được khai hỏa với số lượng lớn khiến nhiều vùng đất trên chiến trường trở thành những đống hoang tàn chứa cả các quả đạn chưa phát nổ. Những vụ pháo kích ồ ạt đủ sức mạnh phá hủy các mạng lưới giao thông hào và chôn sống những người lính dưới đó. Sự hủy diệt của pháo binh khủng khiếp đến mức thuật ngữ “hội chứng sốc bởi đạn pháo” (shell shock) đã ra đời để mô tả triệu chứng của những người sống sót sau các vụ pháo kích dữ dội trong nhiều ngày liên tiếp.
2. Súng phun lửa
Ý định hỏa thiêu quân thù luôn xuất hiện trong các cuộc chiến tranh nhưng phải đến năm 1915, người Đức mới hiện thực ý tưởng đó bằng việc sử dụng súng phun lửa vác vai ra chiến trường. Đây được xem là loại vũ khí đặc dụng và khá hiệu quả khi nó buộc đối phương chạy ra khỏi chiến hào, nơi họ sẽ bị súng trường và súng máy tiêu diệt hay tiêu diệt các loại xe quân sự như xe tăng, xe bọc thép hoặc vô hiệu hóa các boong-ke của quân thù.
Lính Đức sử dụng súng phun lửa ở Sedan, Pháp năm 1917. (Ảnh: Pinterest)
Những người lính mang bên mình súng phun lửa được coi là đội quân cảm tử và họ luôn là đối tượng cần tiêu diệt đầu tiên trước khi cơn ác mộng xảy ra. Người Anh lại sử súng phun lửa khác đôi chút với người Đức. Họ bố trí các súng phun lửa thành hàng dài cố định trước các chiến hào rồi đòng loạt phóng lửa tạo thành một bức tường lửa dài 91 m về phía đối phương.
Và trận Somme ngày 7/1/1916, quân Anh đã áp dụng rất tốt phương pháp này và tiệu diệt gọn gàng toàn bộ quân Đức đang phòng thủ nơi này.
3. Khí độc
Khí độc hay còn gọi là vũ khí hóa học là loại vũ khí đáng sợ nhất bởi sự tàn phá và hậu quả mà nó gây ra là rất nghiêm trọng. Nó luôn xuất hiện trong trong các bảng xếp hạng về mức độ nguy hiểm.
Trong chiến tranh thế giới I, 3 loại khí độc được sử dụng nhiều nhất là clo, mù tạt và phosgene. Vụ tấn công bằng khí độc đầu tiên được ghi nhận là năm 1915 khi quân Đức tấn công quân Pháp ở Ypres, Bỉ bằng khí clo. Về sau, cả Pháp và Đức đều phát triển vũ khí hóa học theo phương thức đối phó riêng biệt của mình.
Nhiều binh sĩ Pháp thấy họng đau rát, khó thở khi hít khí clo trên chiến trường. (Ảnh: Timetoast)
Mục đích chủ yếu khi sử dụng khí độc không phải là tiêu diệt quân số đối phương mà chỉ gây thương vong hoặc ô nhiễm môi trường không khí buộc đối phương phải rút lui. Khí độc là nỗi kinh hoàng đối với những người lính bởi chúng làm họ nghẹt thở và mù lòa khi tiếp xúc. Trong 3 loại khí độc được sử dụng phổ biến nhất, mù tạt là loại nguy hiểm nhất vì ngoài việc gây đau rát cổ họng, phổi và mắt, nó còn khiến vùng da tiếp xúc bị bỏng, phồng rộp gây đau đớn.
Hình ảnh những binh lính đeo mặt nạ phòng độc là điều quen thuộc trong Thế chiến I. (Ảnh: Google Plus)
Về sau này, nhiều quốc gia đã tham gia ký các Hiệp ước cấm sản xuất và sử dụng vũ khí hóa học, coi nó là một loại vũ khí giết người hàng loạt.
4. Súng săn
Khi người Mỹ chính thức tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, mà cụ thể là tại Mặt trận phía tây, họ đã mang theo súng săn (shotgun), loại vũ khi gây ra nỗi kinh hoàng khủng khiếp cho quân Đức. Mỹ đã sử dụng nhiều loại súng săn khác nhau, nhưng chủ yếu là mẫu Winchester M1897 cải tiến dùng trong chiến hào (trench gun). Nòng súng được rút ngắn còn 50 cm, bổ sung thêm lớp cách nhiệt và lưỡi lê.
Súng săn uy lực đến mức người Mỹ đặt tên cho nó là “chổi quét chiến hào”. (Ảnh: Data SET)
Do uy lực quá lớn của súng săn nên người Đức đã gửi ngay công hàm ngoại giao yêu cầu Mỹ ngưng sử dụng loại vũ khí này và họ sẽ xử tử những người lính nào Mỹ nào bị bắt bằng súng săn. Phía Mỹ đã bác bỏ điều này và sẽ trả thù nếu người Đức dám làm vậy.
5. Dao găm chiến hào
Cùng với sự ra đời của chiến tranh công sự ở Thế chiến I, người lính cần loại vũ khí mới để chiến đấu hiệu quả trong phạm vi hẹp của chiến hào cũng khi đánh cận chiến trên một diện tích rộng. Điều đó dẫn tới sự ra đời của dao găm chiến hào.
M1917 là loại dao găm chiến hào đầu tiên của Mỹ, là vũ khí giết người “3 trong một” với phần lưỡi hình tam giác dùng để đâm, ốp bảo vệ tay sắc nhọn để gây thương tích tối đa khi đấm, cùng một núm tròn ở cán dao dùng để tấn công phần đầu đối phương từ trên xuống.
(Ảnh: Blogger)
Mẫu cải tiến có tên Mark I của M1917 được phát triển vào năm 1918 nhưng mãi đến Thế chiến II mới được sử dụng trên chiến trường.
6. Xe tăng
Chiến tranh thế giới nhất đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của xe tăng trên chiến trường. Những mẫu xe tăng đầu tiên được bọc thép dày và trang bị súng máy bên trong có thể dễ dàng vượt qua hàng rào dây thép gai hay đường hào và phá vỡ tuyến phòng thủ của đối phương, cũng như mở đường cho lực lượng bộ binh chiếm lĩnh trận địa.
Năm 1916 người Anh nghĩ ra loại xe tấn công đầu tiên mà để giữ bí mật khi sản xuất và vận chuyển vũ khí mới họ gọi là “tank” (cái thùng sắt) đó là các mẫu xe tăng Mark I, Mark II, Mark III, Mark IV, mỗi loại xe được sản xuất theo 2 phương án: một loại có pháo và một loại không có pháo chỉ có lỗ châu mai để bắn súng máy.
Mẫu xe tăng Mark của Quân đội Anh trong thế chiến I. (Ảnh: AfterShock)
Nhưng nổi bật nhất vẫn là mẫu xe tăng Mark V của quân đội Anh. Với trọng lượng 29 tấn và có hình dáng như một hộp thiếc dài 8,5m được bọc giáp dày 16mm ở mặt trước, 12mm ở bên hông, nó có thể dễ dàng vượt qua bất kì hệ thống hàng rào dây thép gai cũng như đường hào.
Mark V được trang bị pháo 57mm cùng các mẫu súng máy tiêu chuẩn của Quân đội Anh, nó đủ sức phá hủy các ụ súng máy hay các boong ke trên chiến trường.
Tuy nhiên, các mẫu xe tăng Mark được đánh giá cao vì hệ thống động cơ của xe không ổn định và dễ bịhư hỏng. Kíp chiến đấu bên trong Mark V dễ bị bắn hạ bởi lính bắn tỉa Đức thông qua các lỗ châu mai bố trí xung quanh xe.
Video:
Sơn Tùng
1. Pháo
Pháo hay đại pháo, hoả pháo là tên gọi chung của các loại hỏa khí tập thể có cỡ nòng từ hai mươi mm trở lên. Có uy lực dùng trong quân đội các nước để tiêu diệt sinh lực và phương tiện của đối phương hoặc làm những nhiệm vụ khác như tạo khói, chiếu sáng…
Pháo đời trước Thế chiến I rất lâu, từ thế kỷ 12 tại Trung Quốc nhưng chúng được sử dụng phổ biến ở chiến trường châu Âu với mức độ lớn chưa từng có. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, 6 cường quốc Áo-Hung, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Pháp và Nga đã chế tạo và sử dụng gần 63.000 khẩu pháo các loại trong đó khoảng 50% là lựu pháo.
Loại siêu pháo cỡ lớn 380 mm của Đức trong Thế chiến I. (Ảnh: Wikipedia)
Đạn pháo được khai hỏa với số lượng lớn khiến nhiều vùng đất trên chiến trường trở thành những đống hoang tàn chứa cả các quả đạn chưa phát nổ. Những vụ pháo kích ồ ạt đủ sức mạnh phá hủy các mạng lưới giao thông hào và chôn sống những người lính dưới đó. Sự hủy diệt của pháo binh khủng khiếp đến mức thuật ngữ “hội chứng sốc bởi đạn pháo” (shell shock) đã ra đời để mô tả triệu chứng của những người sống sót sau các vụ pháo kích dữ dội trong nhiều ngày liên tiếp.
2. Súng phun lửa
Ý định hỏa thiêu quân thù luôn xuất hiện trong các cuộc chiến tranh nhưng phải đến năm 1915, người Đức mới hiện thực ý tưởng đó bằng việc sử dụng súng phun lửa vác vai ra chiến trường. Đây được xem là loại vũ khí đặc dụng và khá hiệu quả khi nó buộc đối phương chạy ra khỏi chiến hào, nơi họ sẽ bị súng trường và súng máy tiêu diệt hay tiêu diệt các loại xe quân sự như xe tăng, xe bọc thép hoặc vô hiệu hóa các boong-ke của quân thù.
Lính Đức sử dụng súng phun lửa ở Sedan, Pháp năm 1917. (Ảnh: Pinterest)
Những người lính mang bên mình súng phun lửa được coi là đội quân cảm tử và họ luôn là đối tượng cần tiêu diệt đầu tiên trước khi cơn ác mộng xảy ra. Người Anh lại sử súng phun lửa khác đôi chút với người Đức. Họ bố trí các súng phun lửa thành hàng dài cố định trước các chiến hào rồi đòng loạt phóng lửa tạo thành một bức tường lửa dài 91 m về phía đối phương.
Và trận Somme ngày 7/1/1916, quân Anh đã áp dụng rất tốt phương pháp này và tiệu diệt gọn gàng toàn bộ quân Đức đang phòng thủ nơi này.
3. Khí độc
Khí độc hay còn gọi là vũ khí hóa học là loại vũ khí đáng sợ nhất bởi sự tàn phá và hậu quả mà nó gây ra là rất nghiêm trọng. Nó luôn xuất hiện trong trong các bảng xếp hạng về mức độ nguy hiểm.
Trong chiến tranh thế giới I, 3 loại khí độc được sử dụng nhiều nhất là clo, mù tạt và phosgene. Vụ tấn công bằng khí độc đầu tiên được ghi nhận là năm 1915 khi quân Đức tấn công quân Pháp ở Ypres, Bỉ bằng khí clo. Về sau, cả Pháp và Đức đều phát triển vũ khí hóa học theo phương thức đối phó riêng biệt của mình.
Nhiều binh sĩ Pháp thấy họng đau rát, khó thở khi hít khí clo trên chiến trường. (Ảnh: Timetoast)
Mục đích chủ yếu khi sử dụng khí độc không phải là tiêu diệt quân số đối phương mà chỉ gây thương vong hoặc ô nhiễm môi trường không khí buộc đối phương phải rút lui. Khí độc là nỗi kinh hoàng đối với những người lính bởi chúng làm họ nghẹt thở và mù lòa khi tiếp xúc. Trong 3 loại khí độc được sử dụng phổ biến nhất, mù tạt là loại nguy hiểm nhất vì ngoài việc gây đau rát cổ họng, phổi và mắt, nó còn khiến vùng da tiếp xúc bị bỏng, phồng rộp gây đau đớn.
Hình ảnh những binh lính đeo mặt nạ phòng độc là điều quen thuộc trong Thế chiến I. (Ảnh: Google Plus)
Về sau này, nhiều quốc gia đã tham gia ký các Hiệp ước cấm sản xuất và sử dụng vũ khí hóa học, coi nó là một loại vũ khí giết người hàng loạt.
4. Súng săn
Khi người Mỹ chính thức tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, mà cụ thể là tại Mặt trận phía tây, họ đã mang theo súng săn (shotgun), loại vũ khi gây ra nỗi kinh hoàng khủng khiếp cho quân Đức. Mỹ đã sử dụng nhiều loại súng săn khác nhau, nhưng chủ yếu là mẫu Winchester M1897 cải tiến dùng trong chiến hào (trench gun). Nòng súng được rút ngắn còn 50 cm, bổ sung thêm lớp cách nhiệt và lưỡi lê.
Súng săn uy lực đến mức người Mỹ đặt tên cho nó là “chổi quét chiến hào”. (Ảnh: Data SET)
Do uy lực quá lớn của súng săn nên người Đức đã gửi ngay công hàm ngoại giao yêu cầu Mỹ ngưng sử dụng loại vũ khí này và họ sẽ xử tử những người lính nào Mỹ nào bị bắt bằng súng săn. Phía Mỹ đã bác bỏ điều này và sẽ trả thù nếu người Đức dám làm vậy.
5. Dao găm chiến hào
Cùng với sự ra đời của chiến tranh công sự ở Thế chiến I, người lính cần loại vũ khí mới để chiến đấu hiệu quả trong phạm vi hẹp của chiến hào cũng khi đánh cận chiến trên một diện tích rộng. Điều đó dẫn tới sự ra đời của dao găm chiến hào.
M1917 là loại dao găm chiến hào đầu tiên của Mỹ, là vũ khí giết người “3 trong một” với phần lưỡi hình tam giác dùng để đâm, ốp bảo vệ tay sắc nhọn để gây thương tích tối đa khi đấm, cùng một núm tròn ở cán dao dùng để tấn công phần đầu đối phương từ trên xuống.
(Ảnh: Blogger)
Mẫu cải tiến có tên Mark I của M1917 được phát triển vào năm 1918 nhưng mãi đến Thế chiến II mới được sử dụng trên chiến trường.
6. Xe tăng
Chiến tranh thế giới nhất đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của xe tăng trên chiến trường. Những mẫu xe tăng đầu tiên được bọc thép dày và trang bị súng máy bên trong có thể dễ dàng vượt qua hàng rào dây thép gai hay đường hào và phá vỡ tuyến phòng thủ của đối phương, cũng như mở đường cho lực lượng bộ binh chiếm lĩnh trận địa.
Năm 1916 người Anh nghĩ ra loại xe tấn công đầu tiên mà để giữ bí mật khi sản xuất và vận chuyển vũ khí mới họ gọi là “tank” (cái thùng sắt) đó là các mẫu xe tăng Mark I, Mark II, Mark III, Mark IV, mỗi loại xe được sản xuất theo 2 phương án: một loại có pháo và một loại không có pháo chỉ có lỗ châu mai để bắn súng máy.
Mẫu xe tăng Mark của Quân đội Anh trong thế chiến I. (Ảnh: AfterShock)
Nhưng nổi bật nhất vẫn là mẫu xe tăng Mark V của quân đội Anh. Với trọng lượng 29 tấn và có hình dáng như một hộp thiếc dài 8,5m được bọc giáp dày 16mm ở mặt trước, 12mm ở bên hông, nó có thể dễ dàng vượt qua bất kì hệ thống hàng rào dây thép gai cũng như đường hào.
Mark V được trang bị pháo 57mm cùng các mẫu súng máy tiêu chuẩn của Quân đội Anh, nó đủ sức phá hủy các ụ súng máy hay các boong ke trên chiến trường.
Tuy nhiên, các mẫu xe tăng Mark được đánh giá cao vì hệ thống động cơ của xe không ổn định và dễ bịhư hỏng. Kíp chiến đấu bên trong Mark V dễ bị bắn hạ bởi lính bắn tỉa Đức thông qua các lỗ châu mai bố trí xung quanh xe.
Video:
Sơn Tùng